发布时间:2025-01-25 16:08:05 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
TheóabỏđộcquyềnngànhđiệnVẫncònnhữngnỗty lekeoo đó thời gian tới, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng công ty Điện lực Miền Nam, Tổng công ty Điện lực Miền Trung, Tổng công ty Điện lực TP.HCM và Tổng công ty Điện lực Hà Nội sẽ phải vừa bán điện, vừa đàm phán để mua điện trực tiếp từ các nhà máy phát điện với giá theo cơ chế thị trường điện cạnh tranh.
Cho đến nay, Tập đoàn EVN vẫn giữ vai trò chi phối khâu phát điện, với tỷ trọng hơn 60% tổng công suất phát điện toàn hệ thống, 90% khâu phân phối bán lẻ và độc quyền hoàn toàn trong các khâu truyền tải điện.
Trên thị trường, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực lẽ ra cần độc lập thì cũng là do EVN điều hành.
Từ giữa tháng 3/2015 đến nay, sau khi giá điện tăng 7,5% và áp dụng biểu giá điện lũy tiến, số đơn thắc mắc kiến nghị của khách hàng liên quan đến các vấn đề về hóa đơn tiền điện đến EVN liên tục tăng, trong tháng 5 có gần 2 ngàn khiếu nại và tháng 6 là hơn 3.500 đơn. Trong đó có rất nhiều trường hợp là do ghi sai chỉ số công-tơ điện.
Ngoài ra, việc tính giá điện theo thang đang tạo gánh nặng cho doanh nghiệp sản xuất. Các doanh nghiệp thép, xi măng gặp nhiều khó khăn vì nhà máy phải vận hành liên tục, bởi nếu dừng là chi phí để tái vận hành rất lớn.
Trong năm tới khi Việt Nam phải cạnh tranh với khu vực ASEAN thì việc tính giá điện chưa hợp lý chắc chắn sẽ làm giảm sức cạnh tranh.
Dù EVN có giải thích nhiều lý do và cho rằng mức tăng này thấp hơn mức cần thiết, người tiêu dùng vẫn cảm thấy nghi ngờ, thiếu thuyết phục vì thị trường điện hiện nay đang bị độc quyền.
Nhiều ý kiến cho rằng căn cứ tăng giá của EVN không chỉ dựa vào báo cáo kiểm toán chi phí, giá thành mà quan trọng hơn là sự hợp lý trong đầu tư của tập đoàn này.
Giá điện được cấu thành bởi nhiều yếu tố, nhưng đầu tiên là đầu tư của ngành điện. Đó là chưa kể đến mức hao hụt tổn thất điện năng cao cũng khiến giá tăng, trong khi đó EVN chưa chú trọng đúng mức đến các giải pháp kỹ thuật.
Việc các đơn vị phát điện sẽ không chỉ bán cho EVN mà được bán cho nhiều đơn vị thời gian tới sẽ giải quyết phần nào những khúc mắc này, gây tác động tốt cho người phát điện lẫn người tiêu dùng điện.
Cho dù hiện nay EVN nói đang bù lỗ nghĩa là về lý thuyết, người tiêu dùng điện sẽ có thể phải mua giá cao vì không còn được bù lỗ nhưng đa số doanh nghiệp vẫn tin giá điện sắp tới sẽ hợp lý hơn hiện nay.
Theo ý kiến của các chuyên gia, nhờ quy định mới nhiều nhà máy điện sẽ cạnh tranh để tham gia bán trực tiếp, kích thích được nhiều nguồn phát điện hơn nên người tiêu dùng có hy vọng được sử dụng nguồn điện ổn định hơn.
Ngoài ra, khi có nhiều đơn vị mua điện hơn cũng tạo ra sự cạnh tranh, các đơn vị phải cố gắng được mua tận gốc nên về lâu dài, điện đến tay người tiêu dùng có thể sẽ có giá hợp lý hơn.
Trước mắt, thời gian đầu vận hành theo cơ chế mới sẽ tạo động lực có thêm nguồn phát điện, các nhà máy cả bên bán lẫn bên mua điện sẽ phải minh bạch hơn các chi phí hoạt động, tạo động lực khai thác nguồn, lưới điện tốt hơn, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn.
Minh bạch vẫn là vấn đề hàng đầu
Cũng có một số ý kiến cho rằng dù không độc quyền, nhưng khả năng các nhà sản xuất điện bắt tay với nhau để tăng giá thì cũng là một mối nguy.
Thế nên vấn đề minh bạch được đặt ra như một yêu cầu hàng đầu. Cơ quan điều tiết phải độc lập, cơ quan hoạch định chính sách phải độc lập với chủ sở hữu.
Các cơ quan này cần đứng độc lập để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, của cộng đồng, và bảo vệ lợi ích người sản xuất.
Cần tách biệt hệ thống truyền tải khỏi sản xuất, để người sản xuất và người tiêu dùng có quyền bình đẳng như nhau và thuận lợi tiếp cận hệ thống truyền tải.
Một tổ chức tư vấn quốc tế đã khuyến cáo là mức độ độc lập của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia phải tuyệt đối, như cơ sở vật chất, nhân sự, chức năng của đơn vị này cũng phải tách biệt với tất cả bên các bộ phận khác của EVN, không có sự chia sẻ chung nào.
Cục Điều tiết điện lực Việt Nam, hay Ngân sách sẽ phải chịu trách nhiệm về chi phí cho đơn vị này, để đơn vị hoạt động được theo đúng chức năng của mình mà không cần hỗ trợ gì từ EVN.
Theo kế hoạch của Bộ Công thương, giai đoạn chuẩn bị thị trường bán buôn điện cạnh tranh kéo dài đến hết năm nay 2015.
Sau đó, giai đoạn vận hành thí điểm bước một năm 2016 (tính toán mô phỏng trên giấy, không thanh toán thực), giai đoạn vận hành thí điểm bước hai năm 2017 - 2018, giai đoạn vận hành chính thức hoàn chỉnh từ năm 2019.
Cũng theo quyết định của Bộ, thành viên tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh có bên bán điện gồm đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện có công suất trên 30MW trực tiếp tham gia thị trường điện; các nhà máy thủy điện có công suất từ 30MW trở xuống có quyền lựa chọn tham gia thị trường điện khi đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng.
Nhà máy điện được đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo một trong các hình thức như: trực tiếp tham gia thị trường; tham gia thị trường thông qua đơn vị chào giá thay thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Nhiều chuyên gia hy vọng sau khi xóa bỏ độc quyền, ngành điện có thể huy động thành phần kinh tế tư nhân vào sản xuất và phân phối điện. Khi khu vực kinh tế tư nhân có được vị trí trong sản xuất và thiết lập hệ thống phân phối điện tới người tiêu dùng thì giá điện mới có thể ở mức hợp lý nhất.
TheoDoanh nhân Sài Gòn
Giá điện bất hợp lý: Bộ Công Thương chân 'đá bóng', miệng 'thổi còi'
相关文章
随便看看