Xác định trước rủi ro
Mới đây,ựchứngnhậnxuấtxứhànghótỷ số bóng đá ba lan Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BCT quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN. Việc thí điểm này nhằm giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho DN trong hoạt động kinh doanh, XNK hàng hóa, đồng thời thực hiện cam kết trong ASEAN.
Và để được tham gia thí điểm cơ chế này DN phải đạt được những tiêu chí quan trọng như: Là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản xuất; Không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; Kim ngạch XK đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối thiểu 10 triệu USD; Có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.
Theo Tổng cục Hải quan, thực hiện cơ chế chứng nhận xuất xứ đồng nghĩa với việc sẽ thay đổi căn bản cách thức quản lý kiểm tra xác định xuất xứ hàng NK của cơ quan Hải quan so với cơ chế cấp C/O truyền thống.
Vì cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cho phép, trong điều kiện cụ thể, những nhà XK hay nhà sản xuất tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn thương mại hoặc chứng từ khác mà không phải nộp cho cơ quan Hải quan nước NK C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền nước XK. Điều này dẫn đến rủi ro doanh nghiệp có thể sẽ lợi dụng ưu đãi về xuất xứ để gian lận thuế cao hơn so với cơ chế cấp C/O truyền thống.
Bên cạnh đó, do lô hàng NK đã được kiểm tra và xác định xuất xứ trước bởi cơ quan có thẩm quyền nước XK nên cơ quan Hải quan thường tập trung kiểm tra xác định tính xác thực của C/O, các thông tin khai báo trên C/O với thông tin trên chứng từ hải quan khác để đảm bảo lô hàng NK chính là lô hàng được khai báo trên C/O.
Thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, do lô hàng chưa được cơ quan chức năng nào kiểm tra và xác định xuất xứ nên cơ quan Hải quan nước NK sẽ phải tập trung kiểm tra để xác định lô hàng có đủ điều kiện đáp ứng về quy tắc xuất xứ hay không, đòi hỏi cán bộ Hải quan phải có kiến thức chuyên sâu về quy tắc xuất xứ.
Tự nâng tầm quản lý
Xác định trước yêu cầu thách thức mới, cuối năm 2014, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực của cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra và xác định xuất xứ giai đoạn 2015-2020”.
Đề án nhằm mục tiêu đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa XK, NK tạo thuận lợi cho thương mại. Đồng thời, đảm bảo quản lý chặt chẽ đúng quy định nhà nước, chống thất thu thuế và gian lận thương mại đối với hàng hóa XK ra nước ngoài và NK vào thị trường trong nước, góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng.
Cục Giám sát quản lý về hải quan - đơn vị xây dựng đề án cho rằng, yêu cầu bức thiết của việc đổi mới công tác quản lý đối với lĩnh vực này để khắc phục những vấn đề tồn tại hiện nay và đáp ứng chương trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam. Trong đó, coi trọng việc tăng cường năng lực kiểm tra xuất xứ của CBCC Hải quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng như theo kịp, nắm bắt được xu thế thế giới.
Mục tiêu cụ thể là xác định đúng xuất xứ của hàng hoá XK, NK. Chống gian lận về xuất xứ đối với hàng hoá XK lợi dụng quá cảnh, chuyển tải qua Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam nhằm hưởng ưu đãi mà một số nước dành riêng cho Việt Nam; chống gian lận về xuất xứ đối với hàng hoá NK, giả mạo chứng nhận xuất xứ, khai báo sai về xuất xứ.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đưa ra các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, thu hút đầu tư và các lĩnh vực sản xuất hàng hoá trong nước và XK ra nước ngoài thông qua việc kiểm tra xuất xứ hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo thông quan hàng hoá nhanh chóng, thủ tục đơn giản và thống nhất. Xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ và hiệu quả đối với các bên liên quan trong nước để đảm bảo các quy định hướng dẫn phù hợp với thực tế và các thông lệ, tập quán thương mại tốt nhất, tạo thuận lợi thương mại nhưng vẫn quản lý hiệu quả.
Theo Cục Giám sát quản lý về hải quan, khi cơ sở pháp lý liên quan đến xuất xứ được hoàn thiện và cụ thể hoá sẽ là cơ sở vững chắc cho công tác thực hiện, tạo thành định hướng xuyên suốt và thống nhất cho khâu nghiệp vụ kiểm tra trong toàn ngành. Cùng với đó, cơ quan Hải quan sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện gian lận và các hình thức vi phạm khác về xuất xứ hàng hoá XK, NK.
Cơ quan Hải quan cũng hướng tới xây dựng, quản lý và ứng dụng Danh mục hàng hoá rủi ro về xuất xứ. Việc xây dựng danh mục này sẽ đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời cho việc xử lý dữ liệu tự động, phân luồng kiểm tra hàng hoá chính xác. Danh mục gắn liền với việc kiểm tra hàng hoá trước, trong và sau thông quan. Danh mục này sẽ cung cấp thông tin về các trường hợp có nguy cơ cao về gian lận và vi phạm quy định xuất xứ, liên quan đến mẫu C/O, mặt hàng, DN, thị trường. Điều này sẽ giúp cơ quan Hải quan chủ động trong công tác nghiệp vụ, phát hiện và ngăn chặn sự gian lận, vi phạm pháp luật về xuất xứ hàng hoá; giảm bớt khiếu kiện và tăng cường tính tự giác tuân thủ pháp luật của DN…