Xung quanh vấn đề này,ậmtrảcổtứcCầncóchếtàivớicánhânlãnhđạodoanhnghiệty le keo 5.com phóng viên TBTCVN có cuộc trao đổi với LS. Dương Thị Thu Thủy, Công ty Luật Khánh Trường An, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
* Hiện nay, những quy định liên quan tới việc trả cổ tức của DN được quy định thế nào, thưa bà?
- Về cơ chế chi trả cổ tức, hiện nay pháp luật chưa có quy định nào, việc này do các cổ đông quyết định tại đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ). Bởi đây là việc của nội bộ mỗi doanh nghiệp (DN), pháp luật không can thiệp quá sâu.
Tại ĐHCĐ, các cổ đông sẽ tự quyết định mức trả cổ tức, hình thức trả cổ tức bằng cách thông qua nghị quyết trên cơ sở đề nghị của hội đồng quản trị (HĐQT). Còn về mặt thời gian, thời hạn chi trả cổ tức thường không nói đến hoặc ủy quyền cho tổng giám đốc hoặc HĐQT quyết định.
* Hiện nay, tình trạng các công ty xin hoãn, lùi thời hạn trả cổ tức diễn ra không ít, đặc biệt là gần đây nhất, sự kiện Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn (SMA) đã hoãn trả cổ tức tới lần thứ 8. Bà có nhận xét gì về tình trạng này?
|
- Đúng vậy, hiện nay tình trạng các công ty đưa ra nhiều lý do để chưa ấn định ngày chi trả cổ tức (chỉ thông báo chung chung rằng sẽ chi trả khi có nguồn) hoặc ấn định ngày rồi thì xin lùi, xin khất là rất phổ biến.
Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cổ đông, trong khi đây là quyền lợi quan trọng nhất của họ. Việc chậm trả cổ tức làm cho mục đích đầu tư (để lấy cổ tức) của các NĐT không đạt được, họ sẽ mất niềm tin, không muốn đầu tư tiếp hoặc không muốn tiếp tục song hành phát triển kinh doanh cùng DN nữa.
Tình trạng lùi thời hạn trả cổ tức khiến cổ đông không nhận được cổ tức mỗi năm như mong muốn, mà còn khiến họ lâm vào những tình huống “khóc dở, mếu dở” bởi mua phải cổ phiếu “rỗng ruột” như báo chí đã từng nêu.
Việc SMA đã 8 lần hoãn trả cổ tức sẽ làm cho các NĐT, các cổ đông mất niềm tin vào bản thân công ty đó nói riêng, bởi họ thấy việc đầu tư của họ không thực sự hiệu quả. Nếu công ty cần đầu tư, tăng vốn, chắc chắn sẽ không nhận được sự ủng hộ của các NĐT cũ (đã đầu tư) và cả của các NĐT mới. Hơn nữa, chính DN đã mất uy tín và thương hiệu của mình bởi các NĐT hay khách hàng sẽ đánh giá rằng DN này đang làm ăn thua lỗ, đi xuống. Nói rộng hơn, sự việc này đã làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam, nó khiến và NĐT trong và ngoài nước sẽ e dè hơn trong việc đầu tư vào các DN Việt Nam bởi quyền lợi chính đáng và lớn nhất của họ là được hưởng cổ tức không được đảm bảo.
* Để bảo vệ quyền lợi của mình, cổ đông có thể làm gì nếu DN khất việc trả cổ tức nhiều lần, thưa bà?
- Như trên đã nói, pháp luật chưa có quy định cụ thể về thời gian chi trả cổ tức nên DN cố tình khất lần mà không sợ bị vi phạm pháp luật. Điều đó đồng nghĩa với việc cổ đông không có căn cứ pháp luật nào để bảo vệ quyền lợi của mình.
Quay trở về đạo luật gốc - Bộ luật Dân sự - quy định việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân thì công dân có quyền kiện cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của mình. Tuy nhiên, việc xác định chứng minh hành vi chậm trả cổ tức của DN có xâm phạm đến lợi ích của cổ đông hay không lại không dễ và nếu xác định được chỉ có cổ đông sở hữu 1% cổ phần của DN trở lên mới có quyền được kiện, và nếu có thắng kiện tại Tòa chưa chắc việc thi hành bản án đã được thực hiện dễ dàng.
Hiện nay mới chỉ có quy định cho phép cổ đông nhà nước phạt DN khi chậm trả cổ tức trong vòng 3 tháng và được áp dụng biện pháp cưỡng chế nếu sau 4 tháng DN vẫn không trả cổ tức (QĐ số 21/2012/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 1/7/2012), còn các cổ đông khác chỉ có thể chờ đợi phía DN hoặc chỉ có ý kiến “nhắc nhở, thúc giục” DN.
* Để đảm bảo quyền lợi của NĐT, có nên đưa ra các chế tài và quy định cụ thể về thời gian trả cổ tức không, thưa bà?
- Tôi cho rằng, rất nên đưa ra các chế tài và quy định cụ thể về thời gian trả cổ tức. Có thể xây dựng các quy định về thời gian, hạn trả cổ tức sau mỗi năm tài chính như các quy định về tiến hành họp ĐHCĐ (ví dụ: Trong kỳ họp HĐCĐ có nội dung ấn định thời gian chi trả cổ tức, hoặc quy định chậm nhất trong vòng 2 tháng sau khi tiến hành ĐHCĐ. Nếu vi phạm thời đó sẽ phải chịu thêm những khoản phạt vi phạm, lãi chậm trả,…).
Thêm nữa, phải quy định việc chi trả cổ tức đúng thời hạn là trách nhiệm, nghĩa vụ của tổng giám đốc, giám đốc hoặc chủ tịch HĐQT. Nếu không thực hiện đúng những người này phải chịu trách nhiệm cá nhân tương tự như việc trách nhiệm về công bố thông tin. Bởi nếu chỉ bắt DN trả thêm lãi suất hay phạt DN thì vẫn là tiền của cổ đông. Nếu DN vi phạm bất cứ cổ đông nào cũng có quyền khởi kiện yêu cầu DN thực hiện đúng hoặc bồi thường cho những thiệt hại mà DN gây ra cho mình.
* Xin cảm ơn bà!
Hồng Quyên (thực hiện)