【kết quả tỷ số west ham】Bài cuối: Đưa cải cách, hiện đại hóa hải quan lên nấc thang mới

时间:2025-01-12 17:46:04 来源:88Point
Bài 1: Hành trình 20 năm điện tử hóa quản lý hải quan Bài 2: Nhận thức quyết định thành công của tiến trình cải cách Bài 3: Ứng dụng công nghệ hiệu quả - nền tảng cho hải quan địa phương chuyển đổi số

PV: Ông có thể cho biết vai trò của chuyển đổi số trong tiến trình hiện đại hóa hải quan?àicuốiĐưacảicáchhiệnđạihóahảiquanlênnấcthangmớkết quả tỷ số west ham

Ông Lê Đức Thành:Chuyển đổi số có vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa hải quan trong giai đoạn tới.

Bài cuối: Đưa cải cách, hiện đại hóa hải quan lên nấc thang mới
Ông Lê Đức Thành

Về xu hướng quốc tế, từ năm 2018 các nước tiên tiến, đặc biệt là Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã phân loại sự phát triển của cơ quan Hải quan thành 6 cấp độ, trong đó cấp độ cao nhất là hải quan số.

Quá trình thực hiện các chu kỳ hiện đại hóa đều phải trải qua các bước và hiện nay hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) không còn đáp ứng xu hướng của thời đại, cũng như yêu cầu quản lý nên phải đặt ra vấn đề chuyển đổi số.

PV: Nhìn vào những mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch có thể thấy khối lượng công việc phải làm trong thời gian tới là rất lớn,… Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về các giải pháp này?

Ông Lê Đức Thành:Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch, Tổng cục Hải quan sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp.

Trước tiên là xây dựng mô hình hải quan thông minh, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh, quản lý doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối; có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới; phải có mức độ tự động hóa cao, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới và hiện đại trên nền tảng số, phi giấy tờ, đảm bảo minh bạch, công bằng, hiệu lực, hiệu quả...

Hoạt động kiểm tra giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại Phòng máy chủ Cục Hải quan Cần Thơ. Ảnh: Hồng Mến
Hoạt động kiểm tra giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại Phòng máy chủ Cục Hải quan Cần Thơ. Ảnh: Hồng Mến

Căn cứ mô hình hải quan thông minh, Tổng cục Hải quan tập trung nguồn lực để thực hiện tái thiết kế tổng thể quy trình nghiệp vụ hải quan. Trên cơ sở kết quả tái thiết đó, trong giai đoạn 2021 - 2025, Tổng cục Hải quan thực hiện ứng dụng CNTT, số hóa quy trình nghiệp vụ, triển khai hệ thống CNTT mới, chủ động nghiên cứu và từng bước ứng dụng các công nghệ then chốt của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong quản lý nhà nước về hải quan.

Tổng cục Hải quan cũng sẽ thực hiện sắp xếp, huy động nguồn lực trong toàn ngành để tổ chức, triển khai Kế hoạch chuyển đổi số. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin hải quan phục vụ đắc lực trong công tác triển khai chuyển đổi số.

Cuối cùng, để đảm bảo triển khai chuyển đổi số một cách đồng bộ, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ đẩy mạnh xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp lý, hoàn thiện môi trường pháp lý và quy trình, thủ tục đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Hải quan.

PV:Có thể nói, ngành Hải quan chuyển đổi số thì cả 3 bên gồm doanh nghiệp, cơ quan hải quan nói riêng và các cơ quan quản lý nói chung đều có lợi. Khi một hệ thống tập trung được sử dụng hiệu quả thì tất cả các bên liên quan tới một giao dịch xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa sẽ rất thông suốt và tiết kiệm thời gian, chi phí. Thế nhưng, để làm được cần sự đồng bộ, ngoài nỗ lực tự thân của ngành, Tổng cục Hải quan mong muốn điều gì từ các bên liên quan để Kế hoạch này được triển khai thành công, thưa ông?

Ông Lê Đức Thành:Quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về hải quan liên quan đến rất nhiều bên như: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu; doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng, doanh nghiệp vận tải, logistics, đại lý hải quan; các ngân hàng, bộ, ngành. Vì vậy, chúng tôi cần nhận được sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của tất cả các bên liên quan.

Cụ thể, về phía các doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn tiếp tục đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, thủ tục hải quan, biểu mẫu chứng từ, văn bản điện tử và chỉ tiêu thông tin phục vụ yêu cầu số hóa và chuyển đổi số; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan trong quá trình triển khai các chương trình chuyển đổi số, triển khai các hệ thống CNTT…

Hiện đại hóa không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Hải quan

"Hiện đại hóa không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Hải quan mà là nhiệm vụ chung của cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp. Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch hành động để thực hiện công tác hiện đại hóa, chuyển đổi số. Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan khẩn trương xây dựng và ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" - Ông Lê Đức Thành - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan.

Về phía các ngân hàng thương mại, chúng tôi mong muốn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan hơn nữa trong triển khai kết nối với hệ thống CNTT Hải quan mới với nhiều sản phẩm, tiện ích giúp doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

Về phía các bộ, ngành, chúng tôi mong muốn nhận được sự phối hợp trong việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ về triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng tập trung,…

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng rất mong nhận được sự ủng hộ, hợp tác và tham vấn từ các tổ chức quốc tế, cơ quan hải quan các nước phát triển… để quy trình nghiệp vụ trong giai đoạn tới được tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về quản lý hải quan hiện đại…

PV: Xin cảm ơn ông!

Ba nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch chuyển đổi số hải quan

Thứ nhất, triển khai Quyết định 97/QĐ-BTC ngày 26/1/2021 của Bộ Tài chính phê duyệt chủ trương “Thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số”. Trong Quyết định 97 có các nội dung cơ bản như: tái thiết kế toàn bộ quy trình nghiệp vụ của cơ quan Hải quan; trên cơ sở đó sẽ xây dựng hệ thống CNTT; sau khi hoàn thành hệ thống CNTT sẽ triển khai rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ hai, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN với mục tiêu đến năm 2025, chúng ta sẽ có một hệ thống CNTT để có thể thực hiện 100% thủ tục hành chính của các bộ, ngành liên quan đến hoạt động XNK.

Thứ ba, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về hàng hóa XNK để phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và công tác quản lý của cơ quan Hải quan và các bộ, ngành liên quan.

3 nhiệm vụ này được triển khai đồng thời từ nay đến năm 2025.

Với nhiệm vụ 1, ngành Hải quan đang tập trung vào thực hiện các bài toán nghiệp vụ và tháng 5 vừa qua đã có được bộ tài liệu đầu tiên về kiến trúc nghiệp vụ với số lượng hơn 2.000 trang, mô tả tất cả nội dung nghiệp vụ của ngành Hải quan sẽ thực hiện trên hệ thống CNTT. Tiếp theo thực hiện kiến trúc nghiệp vụ, bước đầu ngành Hải quan đang thực hiện thiết kế kiến trúc về mặt công nghệ. Sau khi hoàn thành 2 hệ thống kiến trúc sẽ bắt tay vào xây dựng hệ thống CNTT và triển khai hệ thống CNTT dự kiến cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Với nhiệm vụ 2, Tổng cục Hải quan đang dự thảo nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực XNK quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải qua Cơ chế một cửa quốc gia. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đối với hàng hóa XNK đang tiến hành thuận lợi. Dự kiến, cơ sở dữ liệu quốc gia đối với hàng hóa XNK sẽ được vận hành trong năm 2024 hoặc 2025...

推荐内容