【tỷ lệ cá cược bóng】Kính nổi Chu Lai “xin” gia hạn nhập săm lốp ô tô cũ
Thexintỷ lệ cá cược bóngo đó, việc tiếp tục nhập khẩu này giúp đảm bảo cho sản xuất của Nhà máy xử lý phế thải cao su và plastic, đáp ứng nhu cầu nhiên liệu lâu dài cho các nhà máy sản xuất kính của Công ty CP Kính nổi Chu Lai.
Đề xuất của doanh nghiệp này đã được cả Bộ Công Thương và hư UBND tỉnh Quảng Nam ủng hộ. Được biết, Bộ Công Thương vừa mới có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.
Bộ Công Thương kiến nghị thêm, trong trường hợp Thủ tướng cho phép nhập khẩu săm lốp ô tô, cao su đã qua sử dụng, Bộ Công Thương kiến nghị giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đánh giá quan trắc khí thải ra môi trường của nhà máy xử lý phế thải cao su và plastic.
Theo báo cáo của Bộ này, trong 3 năm (2013, 2014, 2015), Công ty CP Kính nổi Chu Lai đã nhập 271.000 tấn lốp ô tô, cao su đã qua sử dụng (trong đó năm 2013 là 91.000 tấn, 2014 là 112.000 tấn và năm 2015 là 65.000 tấn).
Trong số 271.000 tấn đã nhập về, Công ty này đã đưa vào sản xuất 166.000 tấn, còn khoảng 105.000 tấn chưa sử dụng. Toàn bộ khối lượng này hiện đang được lưu tại kho của nhà máy của Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long (Ninh Bình) thuộc sở hữu của Công ty CP Kính nổi Chu Lai.
Trong khi đó, lượng săm lốp thu gom trong nước đã đưa vào sử dụng của Công ty này trong 3 năm đạt 162.000 tấn, tương đương với lượng nhập khẩu đã đưa vào sử dụng.
Công văn của tỉnh Quảng Nam gửi Văn phòng Chính phủ và một số bộ, ngành do ông Đinh Chung Phụng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký cũng nêu rõ hiệu quả hoạt động của dự án này.
Cụ thể, dự án sản xuất kính nổi Chu Lai đã sử dụng nguồn nguyên liệu cát trắng tại địa phương, áp dụng công nghệ chế biến sâu để sản xuất kính, làm tăng dòng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Sản phẩm thu được từ việc nhiệt phân lốp ô tô, cao su gồm dầu FO-R, than cacbon đen thô (than bột) và thép phế. Toàn bộ lượng dầu FO-R thu được qua quá trình nhiệt phân (bao gồm cả từ săm lốp nhập khẩu và săm lốp thu mua trong nước, đạt khoảng 80.000 tấn) đều được sử dụng làm nhiên liệu tại Công ty.
Giá trị chênh lệch giữa dầu FO-R thu được từ quá trình nhiệt phân so với dầu FO nhập khẩu vào đạt khoảng 500 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty còn thu gom được một khối lượng lớn than bột và t thép phế liệu trong quá trình nhiệt phân săm lốp ô tô, cao su đã qua sử dụng. Giá trị thu được từ việc bán than bột và thép phế tương ứng 145 tỷ đồng và 60 tỷ đồng.
Trước đó, từ tháng 5-2013, Công ty CP Kính nổi Chu Lai (chủ đầu tư dự án nhà máy kính nổi Chu Lai) được Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu săm lốp ô tô, cao su đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Công ty này đã đầu tư Nhà máy xử lý phế thải cao su tại KCN Bắc Chu Lai, Quảng Nam để thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, Công ty cần phải cải tiến công nghệ, đáp ứng yêu cầu về môi trường.
Để giải quyết vấn đề về môi trường, Công ty này được UBND tỉnh Ninh Bình chấp thuận cho thành lập công ty con là Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long (Ninh Bình) làm chủ đầu tư dự án Nhà máy xử lý phế thải cao su và plastic ở Ninh Bình.