时间:2025-01-26 01:03:16 来源:网络整理 编辑:La liga
Dự báo, XK thủy hải sản vào EU sẽ còn gặp không ít khó khăn khi “thẻ vàng” chưa được gỡ bỏ. Ảnh: Ngu ty so uc
Xuất khẩu đi xuống
Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Trong 5 năm qua, giá trị XK hải sản của Việt Nam chiếm 29-33% tổng giá trị XK thủy sản. Nhìn chung, XK hải sản tăng trưởng liên tục với mức tăng trung bình hàng năm gần 8%. Mỗi năm, Việt Nam XK khoảng 200 loài hải sản khác nhau, trong đó cá ngừ, mực, bạch tuộc, cá hồi, chả cá và surimi là các sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất.
Về mặt thị trường, điểm đáng chú ý là trong tổng số 177 thị trường, EU luôn là thị trường XK hải sản lớn thứ 2 của Việt Nam. Giá trị XK hải sản của Việt Nam sang EU trong 5 năm qua dao động từ 350-400 triệu USD/năm, chiếm 16 -17% tổng giá trị XK hải sản.
Ngày 23/10/2017, EC chính thức đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” về chống khai thác IUU đối với hải sản Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ tới XK hải sản, đặc biệt là XK vào thị trường EU. Cụ thể, tính đến hết tháng 7, tổng kim ngạch XK hải sản của Việt Nam vẫn tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các chỉ số tăng trưởng từng mặt hàng đều thấp hơn, không ổn định, và có xu hướng tăng trưởng chậm lại qua từng tháng. Với riêng thị trường EU, XK hải sản có chiều hướng giảm sâu và liên tục từ khi Việt Nam bị nhận “thẻ vàng”. Tính riêng 7 tháng đầu năm nay, XK hải sản sang EU đạt trên 214,8 triệu USD, giảm 7,3% so với con số trên 230,7 triệu USD của cùng kỳ năm 2017. Trong đó, mặt hàng cua ghẹ có mức độ giảm mạnh nhất lên tới 34,4%; tiếp đó là nhuyễn thể với mức giảm 25,7%. XK cá biển giảm nhẹ ở mức 3,3%. Riêng mặt hàng cá ngừ vẫn duy trì mức tăng trưởng XK 22%. Hiện nay, thay vì con số 16-17% tổng giá trị hải sản XK, giá trị XK hải sản vào EU chỉ còn chiếm khoảng 12-15%.
VASEP nêu rõ: Cả năm nay, XK hải sản ước đạt trên 1,8 tỷ USD. Dự báo, từ nay đến cuối năm, XK các mặt hàng mực, bạch tuộc, cua ghẹ, cá biển sang thị trường EU sẽ tiếp tục giảm mạnh do vướng mắc trong thủ tục chứng nhận xác nhận nguồn gốc khai thác theo quy định IUU.
Liên quan tới việc xem xét gỡ “thẻ vàng” cho hải sản Việt Nam, từ ngày 16 đến 24/5/2018, Đoàn Thanh tra của Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thuỷ sản của EC đã sang làm việc tại Việt Nam. Sau đó, ngày 25/6, EC gửi công thư cho Bộ NN&PTNT thông báo ý kiến của EC đối với các nội dung Đoàn Thanh tra đã kiểm tra tại Việt Nam. Theo đó, EC ghi nhận sự vào cuộc tích cực của các cơ quan Trung ương của Việt Nam. Tuy nhiên, Đoàn Thanh tra EC cho rằng, hiện trạng chống khai thác IUU của Việt Nam tại các địa phương chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là triển khai trên thực tế còn rất yếu.
Đảm bảo Luật và văn bản dưới luật đồng bộ
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn-Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT): Ngay sau khi EC gửi công thư cho Bộ NN&PTNT, Bộ NN&PTNT đã triển khai thực hiện nhiều công việc như: Rà soát lại toàn bộ kế hoạch của Bộ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác IUU, trên cơ sở đó, xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai thực hiện đến ngày 31/12/2018 về chống khai thác IUU theo khuyến nghị của EC.
Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Thuỷ sản; tập trung xây dựng, hoàn thiện để ban hành văn bản hướng dẫn, thi hành Luật Thủy sản năm 2017. Đến nay, dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính đã được cơ bản hoàn thiện trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ, ngành, các địa phương liên quan và tiếp thu các khuyến nghị của EC. Cụ thể, dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản đã bổ sung 7/11 khuyến nghị của EC đưa vào Nghị định; 4/11 khuyến nghị còn lại được đưa vào các Thông tư. Tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm 10 khuyến nghị, trong đó có 1/10 khuyến nghị đã được xử lý trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản (định nghĩa về IUU); còn 9/10 khuyến nghị được xử lý cơ bản trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính (quy định hành vi vi phạm nghiêm trọng áp dụng khung xử phạt cao nhất; thẩm quyền xử phạt các hành vi nghiêm trọng, xem xét danh sách các hình phạt hành chính bổ sung, tăng cường khung xử phạt đối với hành vi tái phạm…).
Theo đúng kế hoạch, đến tháng 1/2019, Đoàn Thanh tra EC sẽ quay lại Việt Nam để kiểm tra, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Trên cơ sở kiểm tra đánh giá của Đoàn, EC sẽ xem xét vấn đề khắc phục “thẻ vàng” đối với Việt Nam. Vì vậy, một số chuyên gia nhấn mạnh: Từ nay đến ngày 31/12/2018, nhiệm vụ quan trọng là cần tập trung hoàn thiện để ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và 9 Thông tư nhằm bảo đảm có hiệu lực đồng bộ với Luật Thủy sản từ ngày 1/1/2019; bên cạnh đó, thiết lập cơ chế chỉ đạo điều hành kịp thời, thông suốt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương về phòng chống khai thác IUU và triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU.
Xung quanh câu chuyện tháo gỡ “thẻ vàng” cho hải sản, bà Lê Hằng-Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO (VASEP) nêu quan điểm: Bộ NN&PTNT cần triển khai thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ nhằm đảm bảo ngăn chặn tàu vi phạm bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài; triển khai Dự án thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn II, thực hiện ngay trong quý IV/2018 để giám sát hoạt động của tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng cần tăng cường công tác kiểm soát tàu cá xuất bến và kiểm soát tàu cá tại cảng; kiểm soát sản lượng thủy sản cập bến theo quy định; thực hiện nghiêm công tác ghi nhật kí khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, một trong những biện pháp Bộ NN&PTTN cần xem xét nữa là công bố: Nghề lưới vây của Việt Nam không sử dụng thiết bị dẫn dụ cá, đồng thời có ý kiến với Bộ Công Thương để thúc đẩy và sớm thống nhất với EU về con số cũng như cơ chế cấp hạn ngạch dành cho XK cá ngừ vào EU.
Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk2025-01-26 00:35
Bình Dương: Xây dựng thành phố Thuận An thành trung tâm công nghiệp2025-01-26 00:15
Infographics: Phòng chống dịch COVID2025-01-25 23:57
Hà Nội: Chủ đầu tư hoàn thành thủ tục chuyển tiếp dự án trước 31/32025-01-25 23:51
Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi2025-01-25 23:45
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá2025-01-25 23:25
Có trị được nợ thuế "mãn tính"?2025-01-25 23:21
Liên hoan phim ASEAN 2023 tại Nam Phi2025-01-25 23:12
Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại2025-01-25 23:09
Những thách thức với công tác bảo tồn san hô biển sâu tại New Zealand2025-01-25 22:51
Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN2025-01-26 01:00
Tính chính nghĩa trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc2025-01-26 00:03
Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận điều tra chống bán phá giá giá để đồ bằng thép từ Việt Nam2025-01-25 23:54
Tổng cục Dự trữ Nhà nước: Thực hiện nghiêm, hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước2025-01-25 23:48
Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin2025-01-25 23:47
Lễ hội Xuân 2019: Từng bước xóa bỏ hành vi phản cảm, xô bồ2025-01-25 23:46
Kho bạc Bến Tre giải ngân vốn đầu tư công đạt 15% kế hoạch2025-01-25 23:30
Thủ tướng: Đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển kinh tế miền Trung2025-01-25 23:16
Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'2025-01-25 22:49
Khi thể thao gắn với nghệ thuật2025-01-25 22:40