发布时间:2025-01-12 02:46:29 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong chuẩn bị sản xuất giúp doanh nghiệp (DN) may công nghiệp rút ngắn 26-69% thời gian chuẩn bị sản xuất cho xây dựng quy trình công nghệ,útngắnthờigiantrongchuẩnbịsảnxuấtngànhmaynhờứngdụngtrítuệnhântạkết quả mu mới nhất thiết kế dây chuyền và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật. Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong khâu chuẩn bị sản xuất trong nhà máy may” do trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội (HTU) thực hiện.
Chuẩn bị sản xuất là khâu rất quan trọng trong sản xuất may công nghiệp. Quá trình này được thực hiện để chuẩn bị nguyên phụ liệu, tài liệu kỹ thuật công nghệ, mẫu phục vụ cho gia công sản phẩm. Nếu không kịp thời xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp đồng thời làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và tiến độ giao hàng.
Trong thực tế, quá trình chuẩn bị sản xuất (CBSX) tại một số doanh nghiệp may Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thường bị kéo dài do thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm thời trang thay đổi nhanh khiến cho số lượng sản phẩm trên một đơn hàng ngày càng nhỏ. Vì vậy, để đảm bảo tiến độ giao hàng và giảm thời gian Leadtime đòi hỏi tốc độ xử lý của doanh nghiệp may trong khâu chuẩn bị sản xuất phải nhanh, chính xác.
Hình ảnh hướng dẫn triển khai thí điểm phần mềm GarmentAI tại Công ty Cổ phần May Hưng Việt.
Khảo sát của nhóm nghiên cứu tại các doanh nghiệp may cho thấy mặc dù các doanh nghiệp rất muốn rút ngắn thời gian CBSX nhưng công cụ chủ yếu sử dụng trong quá trình CBSX, ngoài các phần mềm về thiết kế doanh nghiệp may chủ yếu chỉ sử dụng MS word và MS excel nên chưa có phương pháp hiệu quả để rút ngắn thời gian CBSX.
Với mục tiêu giảm thời gian và nhân lực cho quá trình CBSX tại doanh nghiệp may, nhóm nghiên cứu đã xây dựng mô hình CBSX thông minh có ứng dụng phần mềm GarmentAI do nhóm tự phát triển (phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo). Kết quả nghiên cứu đã được triển khai thí điểm tại 02 doanh nghiệp may là: Tổng Công ty Cổ phần may Bắc Giang LGG và Công ty Cổ phần May Hưng Việt.
Hình ảnh hướng dẫn triển khai thí điểm phần mềm GarmentAI tại Tổng công ty Cổ phần may Bắc Giang LGG.
Kết quả thí điểm ở các doanh nghiệp cho thấy, trước khi áp dụng phần mềm, doanh nghiệp chỉ sử dụng các công cụ như thước đo, máy tính, MS word, MS excel nên việc xác định định mức chỉ, quy trình công nghệ, thiết kế chuyền, tiêu chuẩn kỹ thuật mất đến 0.5 - 2 ngày đối với các mã hàng từ đơn giản đến phức tạp.
Tuy nhiên, sau 2 tháng triển khai thí điểm phần mềm GarmentAI tại 02 doanh nghiệp may công nghiệp đã cho thấy những kết quả khả quan như: rút ngắn trung bình 26-35% thời gian xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, rút ngắn trung bình 31-69% thời gian xây dựng quy trình công nghệ, thiết kế dây chuyền (thay đổi theo doanh nghiệp áp dụng)”.
Kết quả dự báo định mức chỉ chính và định mức vải chính với độ chính xác trung bình >95% cho tập dữ liệu đã có trên phần mềm. Điểm nối bật trong kết quả nghiên cứu này cho thấy, khi doanh nghiệp cập nhật càng nhiều dữ liệu của chính doanh nghiệp vào thì độ chính xác của kết quả dự báo của phần mềm càng cao.
Sản phẩm lớn nhất của nghiên cứu là phần mềm GarmentAI ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Để vận hành phần mềm này, doanh nghiệp chỉ cần có hệ thống máy tính cài trình duyệt Firefox, Google chrome, Cốc cốc, với cấu hình máy Core i3 trở lên, Ram tối thiểu 4GB kết hợp với việc lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây. Do đó, việc vận hành phần mềm hết sức đơn giản, không cần cài đặt, thân thiện với người dùng.
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào khâu CBSX của doanh nghiệp may như trên đã giúp các doanh nghiệp may rút ngắn đáng kể thời gian CBSX, nâng cao sức cạnh tranh về tiến độ giao hàng với các đối thủ cạnh tranh lớn hiện nay trên thế giới như Bangladesh, Campuchia.
TS. Nguyễn Thị Hường - Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
相关文章
随便看看