【danh sách ghi bàn nha】Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Giải pháp tăng giá trị nông sản XK
Chưa tương xứng tiềm năng
Số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Công Thương) cho biết,ảohộchỉdẫnđịalýGiảipháptănggiátrịnôngsảdanh sách ghi bàn nha đến 31-12-2010 có 944 địa danh được sử dụng cho các sản phẩm, dịch vụ đặc thù của địa phương bao gồm miền Bắc: 361; miền Trung: 257; miền Nam: 326. Tuy nhiên đến 31-3-2014 mới có 41 chỉ dẫn địa lý được cấp giấy chứng nhận bảo hộ trong nước, trong đó có 38 của Việt Nam, 3 của nước ngoài như rượu Pisco (Peru), rượu Whisky (Scotland), rượu Cognac (Pháp). Đa số các chỉ dẫn địa lý đã đăng kí là thuộc về nông sản đặc sản của địa phương như chè san tuyết Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, bưởi Đoan Hùng, thuốc lào Tiên Lãng, gạo nàng nhen thơm Bảy Núi, nước mắm Phú Quốc…
Cục Sở hữu trí tuệ cho biết hiện nay nhiều địa phương đã tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài nhưng tỷ lệ thành công không cao do chưa hiểu rõ về các quy định, yêu cầu của nước ngoài. Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ tên gọi xuất xứ và công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Liên minh châu Âu (EU). Với việc được bảo hộ, chỉ có sản phẩm nước mắm sản xuất và đóng chai tại huyện đảo Phú Quốc mới được XK vào EU. Ngoài ra, hiện các cơ quan chức năng cũng đang tiến hành thủ tục để đăng ký 4 chỉ dẫn địa lý khác tại EU là: “Lạng Sơn” - hoa hồi, “Bình Thuận” - quả thanh long, “Buôn Ma Thuột”- cà phê hạt, “Hòa Lộc” - quả xoài cát. Mới đây nhất, 2 nhãn hiệu “Gạo Nàng thơm Chợ Đào” và “Thanh Long Châu Thành - Long An” đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền tại thị trường Hoa Kỳ.
Hiệp hội nước mắm Phú Quốc cho biết những thuận lợi sau khi được bảo hộ là đến nay đã có 68 DN đăng kí với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang để được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý tại EU, tổng sản lượng 30 triệu lít/năm. Nước mắm Phú Quốc được sản xuất và chế biến theo một quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng ổn định và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhận thức của DN và người tiêu dùng được nâng lên rõ rệt, thúc đẩy du lịch địa phương, hạn chế lạm dụng từ Phú Quốc trên bao bì, nhãn hàng hóa.
Bà Jana Herceg, Phó ban Kinh tế - Thương mại của phái đoàn EU tại Việt Nam, cho rằng việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý của EU và Việt Nam có vai trò quan trọng cho kinh tế và xã hội của cả 2 bên, nhất là đối với vùng nông thôn. Vì nếu không có một sự bảo hộ, các sản phẩm hàng hoá có nguy cơ biến mất khỏi thị trường, ảnh hưởng đến cả những người sản xuất, DN và quốc gia. Trong thời gian tới phái đoàn EU sẽ có những hỗ trợ thích đáng để các sản phẩm hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là nông sản được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại châu Âu.
Khó khăn trước và sau đăng kí
Theo Hiệp hội nước mắm Phú Quốc, khó khăn của việc đăng kí chỉ dẫn địa lý ở châu Âu là khá phức tạp về kỹ thuật, thời gian đăng ký để được bảo hộ cũng khá lâu. Hiệp hội phải chứng minh là đại diện cho truyền thống, kỹ thuật địa phương, vùng nguyên liệu và sản xuất, chất lượng tốt so với các loại nước mắm thông thường. Hồ sơ đăng ký phải chỉnh sửa nhiều lần và phải có rất nhiều văn bản trả lời, giải thích làm rõ các ý kiến đặt ra của phía châu Âu. Trong văn bản của quy trình sản xuất có rất nhiều từ địa phương, đối tác không hiểu phải chỉnh sửa lại nhiều lần. Dù đã được bảo hộ ở châu Âu, nhưng hiện nước mắm Phú Quốc vẫn chưa có nhiều kinh phí tiếp thị và quảng bá sản phẩm, chưa đăng ký bảo hộ tại các nước khác nên đang bị các DN nước ngoài lợi dụng đăng ký ở các nước như Thái lan, Trung Quốc…
Ông Trịnh Đức Minh – Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, mặc dù cà phê có chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đã được sản xuất và đạt chất lượng nhưng vấn đề thương mại sản phẩm cà phê nhân có chỉ dẫn địa lý chưa nhiều, chỉ duy nhất Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk với nỗ lực của mình đến hết năm 2013 đã XK được 4.950 tấn cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột.
“Để sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột XK ngày càng nhiều thì cần phải có tiếng nói chung giữa các DN được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và quyết tâm của các DN nhằm thúc đẩy trong việc đàm phán với các đối tác kinh doanh để đưa logo cũng như thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột vào hợp đồng mua bán và bao đựng cà phê khi XK”, ông Trịnh Đức Minh đề xuất.
Ông Trịnh Thu Hải – chuyên viên dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư châu Âu (MUTRAP) nhận định việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý chỉ thực sự phát huy ý nghĩa và giá trị thực tế khi thiết lập được hệ thống quản lý, qua đó kiểm soát được chất lượng và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Song song với đó là hệ thống thương mại hóa sản phẩm nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Do đó, cần có biện pháp thu hút sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chuyên môn liên quan của địa phương và đặc biệt là các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm để họ đóng vai trò chủ động, tích cực trong hoạt động này. Đồng thời triển khai các biện pháp hỗ trợ đăng ký ở nước ngoài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà sản xuất, DN Việt Nam và giúp nâng cao giá trị kinh tế, sức cạnh tranh của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
-
Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉnPhấn đấu hết quý III đạt trên 85% kế hoạch tín dụngHơn 13.600 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốnNâng cao chất lượng đô thịHonda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1Đa dạng hoa và quà tặng 8Gần 50 học viên tham gia lớp tập huấn kiến thức nông thôn mớiHuyện Phụng Hiệp: Có 3 đợt thu hoạch míaSamsung lập quỹ “khủng” đền bù cho công nhân bị ung thưMãng cầu gai Phụng Hiệp đạt tiêu chuẩn GlobalGAP
下一篇:Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Xuống giống hơn 35.000ha lúa Thu đông
- ·Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công đoàn nhiệm kỳ 2023
- ·Làm việc với các thương nhân phân phối và đầu mối xăng dầu
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·Xuân về trên quê hương Châu Thành A
- ·Sắp xuất hiện khu đô thị kiểu Ý quy mô tại Hậu Giang
- ·Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chợ
- ·Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- ·Phát triển thương mại
- ·Phối hợp chặt chẽ khi lập và triển khai phương án bồi thường cao tốc Cần Thơ
- ·Siết chặt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Đồng bằng sông Cửu Long: Chủ động ứng phó thiên tai, đảm bảo sản xuất
- ·Giúp nông dân làm giàu từ những mô hình hiệu quả
- ·Thu nhập khoảng 100 triệu đồng/công từ trồng rau màu
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·“Làm gì để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp ?”
- ·Thúc đẩy ứng dụng công nghệ gắn với truy xuất nguồn gốc trong sản xuất nông nghiệp
- ·Hậu Giang có 19 hợp tác xã có sản phẩm đạt chuẩn OCOP
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Cá đồng giá cao vẫn hút hàng
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- ·Sắp xuất hiện khu đô thị kiểu Ý quy mô tại Hậu Giang
- ·Làm rõ thông tin giảm 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
- ·Giá cá thát lát giảm nhưng người dân vẫn có lãi
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Tháo “nút thắt” các dự án trọng điểm
- ·Hơn 175 tỉ đồng thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới xã Đông Thạnh
- ·Tăng cường chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 86% dự toán
- ·Động lực sản xuất lúa Hè thu
- ·Hậu Giang có 303ha đất sản xuất lúa đạt chuẩn VietGAP và GlobalGAP
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Cà phê dừa của cử nhân tài chính