发布时间:2025-01-26 07:29:49 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
3 bệnh viện ở Hà Nội không an toàn trong công tác phòng dịch Covid-19 | |
Bệnh nhân thứ 994 ở Hà Nội có 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 | |
Hà Nội thêm ca mắc Covid-19 thứ 12,ệnhviệnởHàNộiphảitạmdừnghoạtđộbd trực tiếp hôm nay bệnh viện E "nội bất xuất, ngoại bất nhập" |
Sáng 22/8, Phó Chủ tịch UBND TP,Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phòng chống dịch Covid-19 Thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số cục, vụ, viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ y tế, cũng như lãnh đạo các bệnh viện và cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn nhằm thảo luận các giải pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội phát biểu tại Hội nghị. |
Báo cáo tại buổi làm việc, bà Trần Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, kết quả công tác kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 của các bệnh viện phát hiện 36/46 bệnh viện an toàn, 7/46 bệnh viện an toàn ở mức thấp. Bệnh viện Vinmec đạt là bệnh viện an toàn với mức điểm cao nhất, tổng số điểm là 92,66 %. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đặt bệnh viện an toàn ở mức điểm cao thứ hai, đạt tổng điểm là 87,3 %.
Ngoài ra thì đoàn kiểm tra cũng phát hiện 3/46 bệnh viện không an toàn, chủ yếu là các nhóm bệnh viện chuyên khoa mắt ngoài công lập là BV Mắt Sài Gòn- Hà Nội, BV Mắt Việt Nhật và BV Mắt Hitec. Cả ba bệnh viện này đều không đảm bảo an toàn trong sàng lọc, phân luồng, cách ly.
Ngay sau khi kiểm tra, Sở Y tế đã yêu cầu 3 bệnh viện dừng hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để khắc phục và báo cáo Sở Y tế. Sở Y tế cũng cảnh báo, nhắc nhở các bệnh viện an toàn ở mức thấp và đề nghị xây dựng kế hoạch khắc phục những vấn đề tồn tại và tổ chức rút kinh nghiệm về công tác phân luồng, sàng lọc, cách ly.
Thông tin về các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, TS. BS Phan Hướng Dương, Phó giám đốc BV Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh viện có nhiều bệnh nhân với bệnh lý nền, chạy thận nhân tạo, người cao tuổi… Vì vậy, khi có dịch xảy ra sẽ rất nghiêm trọng.
Theo đó, BV luôn quan tâm đến an toàn dịch bệnh, từ người lao động đế nhân viên y tế ở tất cả các khâu, nhất là vấn đề sàng lọc do nhiều người không khai báo hết lịch trình nên không thể chỉ dựa vào triệu chứng ho, sốt.
Bởi vậy, những bệnh nhân có nguy cơ BV sẽ tiến hành chụp Xquang ngay tại chỗ để kiểm tra, điều trị kịp thời, nếu để lọt vào khu điều trị nội trú sẽ khoanh vùng, dập dịch không kịp.
Đồng tình với quan điểm trên, GS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương cho rằng, nếu các BV chủ quan trong phòng chống dịch thì sẽ rất vất vả trong việc dập dịch.
Vì vậy, nếu sàng lọc kỹ các bệnh nhân ngay từ khi vào khám bệnh thì số người phải xét nghiệm sẽ giảm đi rất nhiều.
Đối với tuyến BV TP Hà Nội, lãnh đạo BV Thanh Nhàn cho biết, để đảm bảo công tác phòng chống dịch và tiêu chí BV an toàn, thời gian qua, BV đã thực hiện sàng lọc, phân luồng, phân tuyến bệnh nhân và có khu cách ly, điều trị riêng biệt đối với bệnh nhân có triệu chứng, nghi ngờ mắc Covid-19… Đồng thời BV cũng tổ chức tập huấn, thông tin báo cáo theo hướng dẫn của Bộ và Sở Y tế.
Cũng tại buổi làm việc, các BV cũng nêu một số băn khoăn về việc thanh toán cho người nghi mắc Covid-19, đặc biệt là F1, F2, Và có cơ chế nào đối với bệnh nhân chưa đủ điều kiện thanh toán BHYT?
Còn theo Phó Giám đốc viện 108 Lê Hữu Sang, các đơn vị liên quan cần tiến hành sơ kết lại xem tỷ lệ lây nhiễm từ F0 sang F1 và từ F1 sang F2 như thế nào. Từ đó có văn bản hướng dẫn cụ thể, nếu không đây sẽ là gánh nặng rất lớn cho ngành Y tế.
"Bởi việc cách ly, xét nghiệm cho mỗi ca hiện nay theo quy định bảo hiểm chỉ chi trả 700 nghìn đồng, nhưng thực tế lên đến 2 triệu đồng", ông Sang nêu.
Bên cạnh đó, nhiều BV cũng bày tỏ mong muốn chính quyền Hà Nội phối hợp trong việc kiểm soát nguồn lẫy nhiễm đối với những người kinh doanh hàng quán, dịch vụ, cò mồi xung quanh BV
Một số ý kiến cũng mong muốn Bộ Y tế tiếp tục tăng cường hỗ trợ CDC Hà Nội xét nghiệm tại những cơ sở chưa đủ khả năng xét nghiệm.
Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý yêu cầu các BV thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch, xây dựng phương án khi có trường hợp dương tính xảy ra; chuẩn bị đẩy đủ vật tư, trang thiết bị; tập huấn cho cán bộ, y bác sỹ; chuẩn bị phòng cách ly, phòng sàng lọc, khu vực cách ly cho nhân viên y tế.
Các BV cần có sơ đồ, tổ chức phân luồng khám chữa bệnh, trong đó có biển báo hướng dẫn, tiếp nhận, phân loại bệnh nhân, khám sàng lọc và cách ly các ca nghi ngờ.
Ngoài ra, theo ông Quý, các cơ sở y tế cần có các quy định cụ thể để người khám bệnh, người nhà hiểu biết được cần phải làm gì trong điều kiện phòng chống dịch hiện nay; quy định cho các y bác sĩ; quy định nội bộ trong bệnh viện. “Mỗi đơn vị đều phải có những quy định cụ thể về công tác phòng chống dịch tại đơn vị mình”, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu.
Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý cũng yêu cầu các BV cần làm ngay công tác tự đánh giá mức độ an toàn trong BV. Đối với các trường hợp đã được đánh giá rồi nhưng vẫn còn ở mức an toàn thấp thì phải có các biện pháp để nâng cao mức độ an toàn. Tăng cường sàng lọc và chỉ định xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ và các bệnh nhân có tiền sử y tế chưa rõ ràng.
相关文章
随便看看