DNNN đầu tiên niêm yết sau IPO năm 2014 Ngày 31-3,ữđúnglờihứaniêmyếtỷ lệ cá cược bóng đá tây ban nha PVCFC đã thực hiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM với mã DCM. Đây là DN nhà nước đầu tiên thực hiện IPO trong năm 2014 đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán. Phó Tổng giám đốc PVCFC Bùi Minh Tiến cho biết, ngay sau khi thực hiện IPO vào tháng 12-2014, PVCFC đã xúc tiến ngay các thủ tục chuẩn bị sẵn sàng cho việc đưa cổ phiếu lên sàn giao dịch. Việc niêm yết cổ phiếu sẽ tạo điều kiện để công ty tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý điều hành, tính công khai minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như củng cố và phát triển thương hiệu trên thị trường, tạo điều kiện cho cổ đông và các nhà đầu tư thực hiện tốt nhất các quyền và nghĩa vụ của mình. Sự kiện niêm yết đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong hoạt động của Đạm Cà Mau, đưa cổ phiếu DCM gần hơn với các nhà đầu tư trên thị trường. PVCFC cam kết sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán, tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng, thực hiện công bố thông tin đầy đủ và kịp thời theo quy định. PVCFC cũng cam kết sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ thành quả đạt được, nỗ lực hết sức mình nhằm giữ vững uy tín và phát triển thương hiệu Đạm Cà Mau mang lại những giá trị gia tăng, đích thực nhất cho khách hàng và cổ đông” – ông Bùi Minh Tiến nhấn mạnh. Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, năm 2014, đơn vị thực hiện thành công gần 50 phiên IPO cho DN. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có DCM thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch. Năm 2014, Đạm Cà Mau đánh dấu một năm thành công với việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch. Đây là năm đầu tiên Nhà máy Đạm Cà Mau vận hành vượt công suất thiết kế, góp phần đưa ra thị trường 805.000 tấn phân đạm, mang về doanh thu gần 6.300 tỷ đồng và lợi nhuận hơn 800 tỷ đồng. Quý I-2015, Công ty vẫn tiếp tục duy trì đà thành công của năm 2014, ước thực hiện các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh vượt 15% so với cùng kỳ năm trước. Mở rộng thị trường Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, PVCFC đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường với những kết quả khả quan trong công tác quản lý, vận hành sản xuất và phát triển kinh doanh. PVCFC xác định 3 thị trường mục tiêu chính, gồm Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Campuchia. Đây là các thị trường có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô diện tích trồng trọt của vùng rộng lớn. Nhu cầu urê của 3 thị trường trên có quy mô lớn, sức tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, khoảng cách địa lý từ Nhà máy Đạm Cà Mau đến các vùng tiêu thụ trên khá gần so với các thị trường khác, giúp giảm thiểu chi phí logistics, duy trì giá bán hợp lý nhằm cạnh tranh vượt trội so với đối thủ trên thị trường. Với 4,1 triệu ha đất trồng lúa, thị trường Tây Nam Bộ được coi là thị trường tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước, nhu cầu urê hàng năm khoảng 700.000 tấn, chiếm 1/3 nhu cầu urê cả nước. Thị phần Đạm Cà Mau tại thị trường này liên tục được cải thiện và có bước tiến bộ vượt bậc: Năm 2012, thị phần đạt 30%, năm 2013 đạt 45% và năm 2014 đạt 55%. Thị trường Đông Nam Bộ có mức tiêu thụ hàng năm khoảng 400.000 - 420.000 tấn, chiếm 25% nhu cầu urê cả nước. Tuy nhiên, thị trường phân đạm ở Việt Nam vẫn không phải là sân chơi dễ dàng cho các doanh nghiệp. Từ nửa cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, năng lực sản xuất phân đạm của Việt Nam đã tăng vọt, từ khoảng hơn 1 triệu tấn lên 2,4 triệu tấn/năm. Đó là chưa kể hàng trăm ngàn tấn phân đạm hàng năm vẫn tiếp tục được nhập vào thị trường trong nước. Trong khi đó, nhu cầu thị trường đã ổn định quanh mức 2 triệu tấn/năm. Trong môi trường đua tranh quyết liệt đó, Đạm Cà Mau không những duy trì mà còn tăng được thị phần để đưa sản lượng tiêu thụ trong quí I-2015 tăng xấp xỉ 15% so với quí I năm ngoái. Với chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, nhất là mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào năm 2015, nhu cầu tiêu thụ urê của Campuchia trong vòng 5 năm tới sẽ tăng mạnh, dự báo lên tới 400.000 - 450.000 tấn/năm. Đây chính là cơ hội để Đạm Cà Mau mở rộng thị trường. Ngoài 3 thị trường trên, PVCFC đang mở rộng, phát triển thị trường trong nước như miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, xuất khẩu sang Thái Lan và các nước châu Á khác, với mục tiêu chiếm lĩnh tối thiểu 65% thị trường Tây Nam Bộ, 30% thị trường Đông Nam Bộ và 50% thị trường Campuchia trong giai đoạn 2015 - 2020. |