Tại buổi tiếp,ĐềnghịNhậtBảnhỗtrợgiaiđoạnIIcủkết quả giải vô địch nga Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc đã thông báo với ông Hiroshi Kishimoto và Đoàn công tác Hải quan Nhật Bản những hoạt động nổi bật liên quan đến hoạt động cải cách, hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam từ đầu năm 2014 đến nay. Đó là, thực hiện kết nối kĩ thuật Cơ chế một cửa quốc gia (tháng 2); chính thức triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS do Nhật Bản viện trợ (ngày 1-4); Quốc hội thông qua Luật Hải quan (tháng 6-2014)…
Đặc biệt, trong quá trình hoạt động, Hải quan Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Từ đầu năm 2014 đến nay, đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc, Vũ Văn Ninh đã có nhiều buổi làm việc trực tiếp và chỉ đạo các nội dung công tác đối với Tổng cục Hải quan, trong đó có công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa Hải quan.
Việc Chính phủ Nhật Bản viện trợ Hệ thống VNACCS/VCIS cho Hải quan Việt Nam là một sự hỗ trợ hết sức kịp thời, hiệu quả để Hải quan Việt Nam thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về hải quan.
Qua gần 5 tháng triển khai, Tổng cục Hải quan đã áp dụng Hệ thống VNACCS/VCIS trên phạm vi cả nước với 34/34 Cục Hải quan địa phương thực hiện. Hệ thống VNACCS/VCIS đã đi vào vận hành ổn định và bước đầu phát huy hiệu quả. Quá trình triển khai VNACCS/VCIS không gây xáo trộn đối với hoạt động XNK. Tổng cục trưởng lấy ví dụ, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cát Lái (Cục Hải quan TP.HCM)- đơn vị quản lí cảng Cát Lái có lưu lượng hàng hóa XNK lớn nhất cả nước, trước khi thực hiện VNACCS/VCIS, trung bình đơn vị tiếp nhận, giải quyết 1.080 tờ khai/ngày, hiện nay lượng tờ khai tại đơn vị trung bình 1.200 tờ/ngày.
Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc thông báo với Đoàn công tác Hải quan Nhật Bản về công tác cải cách, hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam từ đầu năm 2014 đến nay. Ảnh: T.Bình. |
Việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS cũng giúp Hải quan Việt Nam tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu và nâng cao năng lực trong triển khai các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Đến nay, CBCC hải quan và cộng đồng DN đã tiếp cận và làm quen với việc thực hiện thủ tục trên một hệ thống thông quan hiện đại theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế…
Những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện VNACCS/VCIS đã và đang được Tổng cục Hải quan tìm giải pháp tháo gỡ.
Để có được kết quả tích cực vừa qua có sự đóng góp to lớn của Hải quan Nhật Bản, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia trực tiếp sang làm việc tại Việt Nam.
Đánh giá chung về sự hỗ trợ của Chính phủ, Hải quan Nhật Bản đối với Hải quan Việt Nam, Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc nhấn mạnh: Đây là sự hỗ trợ “Chân thành- Hiệu quả- Kịp thời”.
Tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc đề nghị Chính phủ, Hải quan Nhật Bản hỗ trợ Hải quan Việt Nam 3 vấn đề:
Thứ nhất,tiếp tục hỗ trợ để khắc phục các hạn chế, vướng mắc liên quan đến Hệ thống VNACCS/VCIS trong quá trình thực hiện vừa qua, đặc biệt là nghiên cứu, tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin vệ tinh của Hải quan Việt Nam vào chung trong Hệ thống VNACCS/VCIS.
Thứ hai,nghiên cứu thủ tục để hỗ trợ triển khai giai đoạn II của Dự án VNACCS/VCIS để Hải quan Việt Nam có Hệ thống thông quan tự động hoàn chỉnh như đang áp dụng tại Nhật Bản.
Thứ ba,thực hiện dự án hỗ trợ kĩ thuật nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho Hải quan Việt Nam để có thể tiếp nhận, vận hành, bảo trì Hệ thống VNACCS/VCIS một cách hiệu quả như ở Nhật Bản.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nhật Bản Hiroshi Kishimoto đã ghi nhận các đề xuất của Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc để báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính Nhật Bản.
Theo ông Hiroshi Kishimoto, việc hợp tác trong lĩnh vực hiện đại hóa hải quan giữa Việt Nam và Nhật Bản là việc làm hết sức có ý nghĩa. Bởi nó không chỉ giúp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK (nhiệm vụ quan trọng đối với cơ quan Hải quan ở bất kì quốc gia nào), thúc đẩy phát triển kinh tế ở Việt Nam mà còn góp phần đẩy nhanh sự lưu thông hàng hóa trong khu vực và trên thế giới.
Và cũng giống như Hải quan Việt Nam, bên cạnh việc tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, Hải quan Nhật Bản cũng phải tăng cường vai trò quản lí để ngăn chặn các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Việc thực hiện Hệ thống NACCS/VCIS đã giúp Hải quan Nhật Bản thực hiện tốt cả 2 mục tiêu quan trọng này.
Để hỗ trợ Hải quan Việt Nam vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS, Hải quan Nhật Bản tiếp tục cử 2 cán bộ chuyên gia sang làm việc dài hạn tại Việt Nam. Về lâu dài, Hải quan Nhật Bản tiếp tục có các sự hỗ trợ đối với công tác hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam…