Lễ ký bàn giao giữa Japan Radio và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. |
Chiều nay (8/6),ếpnhậnhệthốnggiámsátđađiểmcủaNhậtBảntrangbịchoSânbayPhúQuốsố liệu thống kê về man city gặp nottingham forest trước sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ GTVT, đại diện đại diện Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, Công ty Japan Radio (Nhật Bản) đã bàn giao Hệ thống giám sát đa điểm (MLAT) tại Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
Đây là chương trình hợp tác xuất phát từ đề xuất của phía Công ty Japan Radio trên cơ sở sự đồng ý của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản và Bộ GTVT chấp thuận, giao Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là chủ khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
Khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 200 triệu Yên, tương đương 43,278 tỷ đồng, bao gồm việc mua sắm trang thiết bị, toàn bộ các chi phí vận chuyển, lắp đặt, bảo hiểm, chi phí chuyên gia, các loại thuế, phí có liên quan để triển khai việc cung cấp, lắp đặt, đánh giá, kiểm tra hệ thống MLAT tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc.
Hệ thống MLAT là phương tiện giám sát hoạt động bay có hiệu quả tại khu bay và có thể mở rộng ra vùng trời sân bay trong mọi điều kiện thời tiết, đồng thời có khả năng áp dụng cho cả giám sát máy bay lẫn giám sát phương tiện mặt đất được trang bị máy trả lời. Hệ thống cho phép áp dụng tự động hóa trong công tác xử lý thông tin về hoạt động bay ở khu bay, vùng trời sân bay, giảm tải cho kiểm soát viên không lưu và tăng năng lực điều hành bay cho Đài kiểm soát không lưu.
Hiện nay, tại các nước thuộc châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong đã triển khai áp dụng hệ thống MLAT tại các sân bay có mật độ bay cao. Tại Việt Nam, mới có 2 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất được trang bị hệ thống ra đa giám sát mặt đất, tại các cảng hàng không khác, kiểm soát viên không lưu vẫn chủ yếu điều hành bay bằng mắt.
Theo ông Đoàn Hữu Gia, Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, việc lắp đặt hệ thống MLAT tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã hoàn thành vào tháng 4/2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên các chuyên gia không thể nhập cảnh vào Việt Nam, tháng 2/2021, các bên mới tổ chức nghiệm thu tại trạm. Kết quả nghiệm thu, 100% các bài kiểm tra đáp ứng tiêu chuẩn của các tổ chức hàng không quốc tế và được Cục Hàng không Việt Nam thông qua.
“Quá trình khai thác thử nghiệm hệ thống MLAT tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc trong thời gian vừa qua cho thấy công nghệ giám sát MLAT có nhiều ưu điểm vượt trội, xác định chính xác vị trí của tàu bay hoạt động trên sân bay, góp phần làm tăng độ tin cậy của hệ thống giám sát hàng không. Về tầm phủ hoạt động, ngoài việc giám sát tàu bay di chuyển trên sân bay, hệ thống MLAT có thể bao phủ những vùng trời thấp trong khu vực trách nhiệm của Đài Kiểm soát không lưu nơi mà radar hay ADS-B không bao phủ được, nhằm nâng cao năng lực điều hành bay tại các sân bay đặc biệt trong điều kiện thời tiết không thuận lợi”, ông Gia đánh giá.
Lãnh đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết, từ những kinh nghiệm thực tế quý báu có được trong quá trình triển khai hệ thống MLAT tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ giúp Tổng công ty đầu tư, áp dụng hệ thống MLAT tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn, mô hình hợp tác thành công giữa Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và Japan Radio trong việc triển khai hệ thống giám sát đa điểm MLAT tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ giúp cải thiện nâng cao năng lực giám sát, điều hành bay của Tổng công ty, đồng thời là một bước đánh dấu cho sự khởi đầu cho hướng hợp tác trong lĩnh vực quản lý bay trong thời gian tới đây.
“Tổng công ty cần tổ chức khai thác hiệu quả hệ thống MLAT theo đúng mục tiêu mà chương trình hợp tác đề ra, đồng thời trên cơ sở kết quả khai thác thực tế, đề xuất với Cục Hàng không Việt Nam và Bộ GTVT định hướng phát triển hệ thống MLAT tại các sân bay khác của Việt Nam nhằm khai thác triệt để và tận dụng tối đa công nghệ giám sát mới phục vụ công tác điều hành bay của Việt Nam”, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn chỉ đạo.