发布时间:2025-01-10 11:02:31 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
TheộtsốgiảiphápđểgiảmtắcnghẽnởsânbayTânSơnNhấkết quả cúp c1 châu âu mới nhấto Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, hết năm 2016 sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất sẽ đạt 32 triệu hành khách/năm. Dự kiến với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì sản lượng hành khách sẽ đạt 40 triệu hành khách/năm vào khoảng cuối năm 2017 đến giữa năm 2018 và cuối năm 2018 đến giữa năm 2019 sẽ đạt 50 triệu hành khách/năm.
Điều này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hạ tầng sân bay đặc biệt nghiêm trọng tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, trong khi giai đoạn I của Sân bay Long Thành phải mất nhiều năm nữa mới có thể được đưa vào khai thác và sớm nhất là tới năm 2025.
Để tăng năng lực khai thác Nhà ga Quốc nội - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, ACV đã bổ sung thêm 1 đường soi chiếu an ninh hoạt động vào giờ cao điểm tại đảo G, H, phục vụ cho hành khách của 2 hãng hàng không Jetstar và Vasco làm thủ tục soi chiếu an ninh thay giảm tải cho khu vực soi chiếu an ninh trên lầu.
Còn tại các cửa ra tàu bay từ số 16 đến số 20, ACV cũng đã bố trí lại vị trí của quầy boarding vào vị trí giữa cửa ra tàu bay để có thể boarding đồng thời 2 làn khách nhằm giải phóng nhanh hành khách.
Tại phòng cách ly sảnh B đã bổ sung thêm 250 ghế ngồi cho hành khách và lắp đặt thêm 3 máy soi chiếu an ninh, nâng tổng số máy soi chiếu an ninh khu vực sảnh B là 8 máy, hoàn thành đưa vào khai thác từ ngày 16/11. Song song với các giải pháp đã thực hiện, ACV đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư mở rộng sảnh B.
Để tận dụng tối đa hạ tầng hiện có, ACV kiến nghị giữ nguyên khung giờ bay như hiện nay kể cả ngày Lễ, Tết. Nếu các hãng hàng không tăng thêm chuyến đề nghị đưa vào các khung giờ thấp điểm và bay đêm. Mặt khác, các hãng hàng không cần thực hiện các biện pháp đảm bảo bay đúng giờ không để chuyến bay bị chậm trễ gây ùn tắc cục bộ tại các khu vực làm thủ tục,...
ACV hiện cũng đang triển khai lập dự án nâng cấp hệ thống làm thủ tục hành khách, thông tin chuyến bay và phát thanh tự động cho Nhà ga Quốc Nội - CHKQT Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra, có một giải pháp để giảm tình trạng tắc nghẽn tại các cảng hàng không nói chung và Cảng HKQT Tân Sơn Nhất nói riêng mà Cục Hàng không đưa ra là hạn chế tăng trưởng tàu bay của các hãng hàng không.
Cụ thể, theo dự thảo Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không và đội tàu bay dân dụng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 do Cục Hàng không Việt Nam xây dựng, trình Bộ GTVT mới đây, đến năm 2020 Việt Nam sẽ chỉ có 230 chiếc tàu bay dân dụng, thấp hơn so với kế hoạch phát triển đội tàu bay của các hãng hàng không nội địa là 33 chiếc.
Tuy nhiên theo Cục Hàng không Việt Nam, đến năm 2020 Vietnam Airlines (bao gồm cả Vasco) đã lên kế hoạch mua sắm, đầu tư đội tàu bay với 114 chiếc; Jetstar Pacific sẽ xây dựng đội tàu bay gồm 30 chiếc chủ yếu là A320/A321. Vietjet với 100 chiếc A320/A321 vào năm 2020. Ngoài ra, Vietstar - hãng hàng không đang đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, sẽ có đội bay gồm 19 chiếc máy bay tầm trung, chủ yếu là các dòng máy bay A320 và Boeing 737. Tổng cộng là 263 chiếc.
Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng đội tàu bay như trên thì tổng sản lượng vận chuyển hành khách của các hãng hàng không trong nước và nước ngoài qua các cảng hàng không sẽ đạt khoảng 167,6 triệu lượt khách vào năm 2020. Trong khi đó, nếu có huy động được đủ 70.000 tỷ đồng để đầu tư hệ thống đường lăn, sân đỗ, nhà ga hành khách thì 21 cảng hàng không hiện hữu và 3 cảng hàng không sẽ hoàn thành trong tương lai là Lào Cai, Vân Đồn (Quảng Ninh) và Phan Thiết thì cũng chỉ đạt công suất 116,5 triệu hành khách vào năm 2020.
Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, giai đoạn đến năm 2020, nhu cầu của các hãng hàng không Việt Nam về vị trí đậu tàu bay qua đêm tại các sân bay căn cứ là 242 vị trí, vượt 22 vị trí, đặc biệt tại 2 cảng hàng không Nội Bài và Tân Sơn Nhất thì cung vượt quá lớn (53 vị trí)./.
Trí Dũng
相关文章
随便看看