Ông Noboru Goto cho rằng,ínhsáchthuếcàngminhbạchcàngítxảyrakiệntụinter miami đấu với houston dynamo để hạn chế thấp nhất những vụ án liên quan đến thuế, thì chính sách thuế phải minh bạch.
|
PV: Được biết, ông là một chuyên gia trong lĩnh vực thuế sang để chia sẻ những kinh nghiệm xử lý các vụ án đối với Việt Nam. Xin ông cho biết những vụ án của Nhật Bản liên quan đến thuế?
Ông Noboru Goto:Nếu nói về số lượng các vụ án về thuế diễn ra tại Nhật Bản, trong năm tài chính 2014 (4/2014 – 3/2015), tổng số các vụ việc được tranh tụng tại tòa là 237 vụ án. Tất cả những vụ việc, vụ án này chúng tôi đều có những con số được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhật Bản.
Trong số 237 vụ án liên quan đến thuế được đưa ra tòa, có 78 vụ việc liên quan đến thuế thu nhập cá nhân; 49 vụ liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp; 27 vụ liên quan đến thuế thừa kế, thuế quà tặng; thuế tiêu thụ chỉ có 4 trường hợp. Ngoài ra cũng có những vụ việc nữa liên quan đến việc truy thu thuế (giao nộp chậm), các vụ án này chiếm một số lượng khá lớn, khoảng 59 vụ việc.
PV: Vậy ông có nhận xét gì liên quan đến những vụ án về thuế tại Việt Nam?
Ông Noboru Goto:Chúng tôi đã nghe cán bộ thuế của Việt Nam giới thiệu chung về những vụ án của Việt Nam có liên quan đến thuế. Điều chúng tôi rất ngạc nhiên là trong một số vụ án, cơ quan thuế của Việt Nam vẫn bị thua kiện khi ra tòa. Ở Nhật Bản, việc cơ quan thuế thua kiện rất hãn hữu, chỉ dưới 10%.
PV: Với những kinh nghiệm xử lý vụ án về thuế tại Nhật Bản, theo ông Việt Nam có thể học hỏi được những gì, ít nhất là để các cơ quan thuế không bị thua kiện nhiều như hiện nay, thưa ông?
Ông Noboru Goto:Tất nhiên, nếu giải thích ngắn gọn thì rất khó vì thể chế pháp lý của Việt Nam và Nhật Bản khác nhau, vì thế những thủ tục về tố tụng cũng có sự khác nhau. Tôi nghĩ rằng, có một sự khác biệt rất lớn về mặt chế độ của hai nước. Đó là: Ở Việt Nam người nộp thuế có thể khiếu nại trực tiếp cơ quan thuế, hoặc khởi kiện ra tòa.
Ở Nhật Bản, người nộp thuế không được phép trực tiếp khiếu nại ra tòa, mà bắt buộc phải thông qua khâu thẩm định lại của tòa và của cơ quan thuế quốc gia. Sau khi người nộp thuế trải qua các khâu như trên thì mới đủ điều kiện được khởi kiện ra tòa. Chính vì sự thẩm định rất kỹ càng đã góp phần giải quyết được rất nhiều vụ việc tranh chấp đối với cơ quan thuế.
Với Việt Nam, chúng tôi thấy rằng, các khâu thẩm định hồ sơ tại cơ quan thuế chưa được tốt. Điều này cho thấy, vì sao những vụ việc mà người nộp thuế kiện cơ quan thuế, khi ra tòa cơ quan thuế hay bị thua.
PV: Ông có khuyến nghị gì với cơ quan thuế Việt Nam để hạn chế thấp nhất những vụ án liên quan đến thuế?
Ông Noboru Goto:Tôi nghĩ rằng nguyên nhân đầu tiên dẫn đến các vụ việc cũng như vụ án về thuế đó là do xuất phát từ người nộp thuế không đồng tình hoặc không chấp nhận phán quyết của cơ quan thuế. Để giải quyết vấn đề này thì các quyết định của cơ quan thuế phải làm sao đảm bảo sự minh bạch, để người nộp thuế có thể chấp nhận được và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Tóm lại, chúng ta phải nâng cao hiệu quả của việc xác định thuế và tính thuế của cơ quan thuế.
6 tháng đầu năm 2015 có 18 vụ án hình sự liên quan đến thuế Năm 2014, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 2973 về việc báo cáo các vụ việc vi phạm pháp luật về thuế bị khởi tố, bị điều tra hình sự, vụ án hành chính liên quan đến cơ quan thuế. Theo đó, các cục thuế khi có phát sinh các vụ việc liên quan phải tập hợp, báo cáo về Tổng cục Thuế, bao gồm: Báo cáo đột xuất theo vụ việc, báo cáo định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm). Thống kê năm 2014 cho thấy, có 17 vụ án hình sự liên quan đến thuế, 12 vụ án hành chính, 1 vụ án dân sự; 6 tháng đầu năm 2015 có 18 vụ án hình sự liên quan đến thuế, 46 vụ án hành chính, không có vụ án dân sự nào. |
Nhật Minh