【tỷ số bayern munich hôm nay】Quản lý kinh doanh, nhập khẩu ô tô: Vẫn tranh cãi về “độc quyền”
Chặt chẽ, bao quát hơn
Đến thời điểm này theo quy định của Luật Đầu tư, Thông tư 20/2011/TT-BCT (TT20) của Bộ Công Thương đã hết hiệu lực được hơn 2 tháng ( từ 1-7-2016), tuy nhiên những tranh luận về quản lý ô tô NK vẫn khá sôi nổi.
Kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cho rằng: TT20 chưa phải là giải pháp toàn diện nhất và tốt nhất để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo an toàn giao thông. Chính vì thế cơ quan này cho rằng: Các quy định của TT20 cần được áp dụng chung cho tất cả các phương tiện tham gia giao thông. Và cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành các quy định như vậy là Bộ GTVT.
Trên thực tế, cũng không hẳn xuất phát từ đề xuất của Bộ Công Thương, theo lĩnh vực quản lý của mình, Bộ GTVT cũng đã có một văn bản quan trọng liên quan đến việc quản lý ô tô NK, đó là dự thảo Thông tư quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới NK. Dự thảo này đang được Bộ GTVT lấy ý kiến đóng góp rộng rãi các cơ quan quản lý chức năng, cộng đồng DN.
Khác với TT20 chỉ quy định đối với ô tô NK dưới 9 chỗ ngồi, dự thảo của Bộ GTVT “quét” hết tất cả các “phương tiện cơ giới NK” bao gồm cả xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe ô tô trên 10 chỗ ngồi và xe tải.
Đồng thời, dự thảo còn có một điểm quan trọng đang khiến cộng đồng các DN kinh doanh, sản xuất, NK ô tô xôn xao, lo lắng. Đó là tại Điều 5.1.f của dự thảo quy định trong thành phần hồ sơ phải có “Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất cấp cho xe cơ giới NK” hoặc “Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng”.
Thừa và khó?
Đóng góp ý kiến cho dự thảo này, đại diện cho cộng đồng DN Việt Nam, VCCI đưa ra khá nhiều ý kiến “phản đối” các quy định trong dự thảo của Bộ GTVT.
Với lý do có sự khác biệt về quy trình sản xuất, thị trường, đại diện VCCI cho rằng: Không thể gộp chung tất cả các phương tiện cơ giới vào chung một văn bản được mà cần tách thành 2 nhóm sản phẩm riêng là xe ô tô dưới 9 chỗ và xe ô tô tải cùng xe từ 10 chỗ trở lên.
Đặc biệt, cơ quan này phản đối nội dung quy định tại Điều 5.1.f của dự thảo với quan điểm vừa thừa vừa rất khó với nhiều DN.
Theo VCCI, 2 giấy này là không cần thiết, gây khó khăn, phức tạp về thủ tục hành chính mà lại không có tác dụng bảo đảm chất lượng xe theo quy định của pháp luật Việt Nam. Pháp luật Việt Nam không nên quy định việc bắt buộc phải được kiểm tra tại nhà máy ở nước ngoài và phải có Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng.
Việc yêu cầu thêm bản chính Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với mọi phương thức kiểm tra gây ra khó khăn, thậm chí không thể đối với các DN NK xe thông qua phân phối.
Quan trọng hơn VCCI cho rằng, quy định này có tác động không khác gì so với quy định phải có Giấy ủy quyền chính hãng của nhà sản xuất tại TT20. Thay vì Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho từng DN NK xe, nay giấy tờ mới này cũng sẽ do nhà sản xuất cấp cho từng chiếc xe. Thông qua đó, các hãng sản xuất hoàn toàn có thể bắt ép DN và người tiêu dùng Việt Nam phải mua xe từ nhà sản xuất thay vì có thể mua thông qua nhà phân phối. Đây chính là hành vi hạn chế NK song song.
Có thể thấy điều mà cơ quan đại diện cộng đồng DN mong muốn vẫn là để cho hoạt động NK ô tô không bị hạn chế, DN và người tiêu dùng Việt Nam có thể mua xe từ nhiều nguồn khác nhau thay vì chỉ có thể mua qua nhà phân phối chính hãng.
Tuy nhiên trao đổi với chúng tôi, đại diện các nhà NK ô tô chính hãng lại cho rằng, quy định tại Điều 5.1.f của dự thảo không có gì là khó khăn với các DN (dù NK chính hãng hay mua thương mại từ nước ngoài). Vị đại diện này cho rằng, dù mua trực tiếp của nhà sản xuất hay mua thương mại qua các đại lý nước ngoài thì nhà sản xuất hay đại lý đều có trách nhiệm phải cung cấp Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm cũng như có trách nhiệm trong việc bảo hành hay triệu hồi sản phẩm. Vì vậy đại diện các nhà NK ô tô chính hãng ủng hộ quy định tại dự thảo của Bộ GTVT.
Có thể thấy một lần nữa các quy định liên quan đến hoạt động NK, sản xuất, kinh doanh ô tô lại dấy lên những cuộc tranh luận, đóng góp ý kiến hết sức sôi nổi. Được biết, hiện tuy chưa có văn bản đóng góp ý kiến chính thức, song Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng đã có những cuộc họp với các hội viên để thống nhất ý kiến với tinh thần làm sao thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, NK nhưng đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng và công tác quản lý của cơ quan Nhà nước.
Dự kiến, ngày 12-9 tới đây cơ quan soạn thảo sẽ có cuộc họp lấy ý kiến trực tiếp về dự thảo này để kịp ngày 15-9 báo cáo lên Thủ tướng.
Bộ Công Thương: Việc ban hành Thông tư này là cần thiết và phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đề nghị gộp Điều 6 và Điều 7 để đảm bảo phù hợp với nội dung. Theo dự thảo thông tư tại Điểm n, khoản 1, phụ lục III, nếu các xe NK theo phương thức 2 và 3 không cần “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ tương đương” thì thủ tục để chứng nhận cho xe NK hoàn toàn giống xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Việc này dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước do các DN sản xuất, lắp ráp trong nước cần phải đầu tư nhà xưởng, thiết bị kiểm tra xe xuất xưởng và đường thử xe theo quy định tại Quyết định số 115/2004/QĐ-BCN (nay là Bộ Công Thương), trong khi các nhà NK thường không đầu tư. Do vậy, Bộ Công Thương đề nghị bổ sung cho phương thức 2 và 3 mục “thành phần hồ sơ” tại Điểm n, khoản 1, phụ lục III phải có “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc giấy tờ tương đương”. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Theo phụ lục III, bảng 2, mục c của dự thảo, cơ quan Đăng kiểm chỉ lấy ngẫu nhiên một mẫu của mỗi kiểu loại xe. Tuy nhiên đối với xe sản xuất trong nước thì trước khi xuất xưởng, nhà sản xuất phải thực hiện kiểm tra 100% số xe mà không được lựa chọn ngẫu nhiên. Như vậy vô hình trung có sự phân biệt xe sản xuất trong nước và xe NK. Do đó, đề nghị quy định các xe còn lại phải xuất trình Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Đại diện các doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nếu DN nào cung cấp được Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất cấp cho xe cơ giới thực tế NK hoặc phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng bản chính thì miễn kiểm tra khí thải hoặc kiểm tra thực tế ngoài hiện trường và cấp Giấy chứng nhận miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới NK. DN nào không cung cấp được Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất cấp cho xe cơ giới thực tế NK hoặc phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng bản chính thì đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Cục Đăng kiểm kiểm tra thực tế tại hiện trường, nếu đáp ứng đủ điều kiện NK thì sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới NK như bình thường. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/384d791762.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。