发布时间:2025-01-11 13:58:13 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Ông Tạ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính, đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN về vấn đề này.
PV: Trong khối các bộ, ngành cần thực hiện "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng", theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Tài chính là một trong các bộ sớm ban hành đề án thực hiện. Ông có thể cho biết, mục đích của việc thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo và ý nghĩa đối với Bộ Tài chính ra sao, đặc biệt trong thời điểm hiện nay?
Với quy mô tương đối lớn, trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hóa ngành, từng bước hội nhập với nền tài chính và kinh tế thế giới, Bộ Tài chính đã xác định 2 nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay là kiện toàn, tinh gọn bộ máy hành chính và đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức (CCVC) của ngành đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Theo đó, thực hiện các kết luận, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và của Bộ Chính trị về công tác cán bộ, Bộ Tài chính đã xây dựng và đang triển khai thực hiện “Đề án thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng và tương đương tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính”.
Việc tổ chức thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính nhằm tạo điều kiện cho những người có tài năng, phẩm chất đạo đức tốt, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ có cơ hội, điều kiện phát triển tham gia vào công tác lãnh đạo, quản lý của Bộ Tài chính.
PV: Công tác thi tuyển với kỳ vọng “không để bỏ sót nhân tài”, “không để chảy máu chất xám”, được cho là sẽ đem lại luồng sinh khí mới, đặc biệt đối với Bộ Tài chính. Yêu cầu về đối tượng tuyển chọn đưa ra như thế nào để đạt được mục tiêu đó, thưa ông?
Ông Tạ Anh Tuấn: Việc thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng là chủ trương đúng đắn của Bộ Chính trị, góp phần phát hiện kịp thời và chọn được người có đức, có tài, không để lãng phí cán bộ, không để "chảy máu" chất xám và được xác định là bước đổi mới quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ.
Việc tổ chức thí điểm thi tuyển tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từng bước đổi mới cách thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ. Do đó, đối tượng tuyển chọn phải là những người thực sự có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ tốt, phù hợp với vị trí để bổ nhiệm vào các chức danh cần tuyển.
|
Đối tượng được tham gia tuyển chọn tương đối rộng rãi, bao gồm cả những công chức đang làm việc tại đơn vị có nhu cầu tuyển chọn cán bộ, đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính và những công chức làm việc tại các bộ, ngành, địa phương phù hợp với vị trí tuyển chọn. Đồng thời, đối tượng tham gia tuyển chọn cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung của cán bộ theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (Khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; điều kiện quy định chung về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Chính phủ (về hồ sơ, lý lịch, độ tuổi bổ nhiệm, sức khỏe cán bộ, trình độ đào tạo,...) và tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ Tài chính.
PV: Có ý kiến lo ngại rằng, nếu công tác chuẩn bị nhân sự ứng tuyển, tổ chức thi tuyển không đảm bảo khách quan, công tâm, minh bạch, thì sẽ có tình trạng "quân xanh, quân đỏ". Thưa ông, việc tổ chức thực hiện sẽ được Bộ Tài chính triển khai ra sao để đạt được mục tiêu đề ra, không có phát sinh ngoài mong muốn?
Ông Tạ Anh Tuấn: Trong đề án, chúng tôi đưa ra nguyên tắc cụ thể để thực hiện, đồng thời quy định rõ đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển, trình tự thủ tục tổ chức thi tuyển, xác định và bổ nhiệm người trúng tuyển…
Việc thi tuyển lãnh đạo, quản lý của Bộ Tài chính bảo đảm các nguyên tắc sau: Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng đối với công tác cán bộ và theo phân cấp quản lý CCVC của Bộ Tài chính. Thứ hai, tập trung, dân chủ, có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền quản lý CCVC. Thứ ba, công bằng, công khai, khách quan, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh. Thứ tư, bảo đảm sự ổn định, tính kế thừa và phát triển của đội ngũ CCVC nhằm chọn được người phù hợp nhất trong số những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển để bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn.
PV: Ông có thể cho biết những công việc mà các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính sẽ triển khai trong thời gian tới để sớm có lớp cán bộ kế cận qua hình thức thi tuyển cạnh tranh này?
Ông Tạ Anh Tuấn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính đang phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện đề án nêu trên từ việc thông báo thi tuyển, thành lập hội đồng thi, xây dựng nội dung thi, tổ chức chấm thi và thông báo kết quả,... Trước mắt, Bộ Tài chính sẽ thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý đối với các đơn vị vụ/cục và tương đương thuộc Cơ quan Bộ Tài chính. Sau khi tổng kết, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm của đợt thí điểm thi tuyển lần này, căn cứ yêu cầu bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý của bộ trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ xem xét, quyết định việc triển khai rộng rãi công tác tuyển chọn lãnh đạo theo mô hình nêu trên tại các cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC mà nòng cốt là lực lượng lãnh đạo, quản lý, hy vọng qua hình thức thi tuyển cạnh tranh, Bộ Tài chính sẽ lựa chọn được những cán bộ lãnh đạo có đức, có tài, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
PV: Xin cảm ơn ông!
Không trong quy hoạch, nếu được đề cử vẫn được dự tuyển Đợt thí điểm này, thực hiện thi tuyển đối với CCVC được bổ nhiệm lần đầu. Đối tượng là CCVC do cấp ủy và tập thể lãnh đạo đơn vị có nhu cầu cần tuyển chọn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý giới thiệu trong quy hoạch của đơn vị mình. Ngoài ra, quy định cũng khá “mở” với các đối tượng là CCVC không công tác tại đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm, nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và nằm trong quy hoạch của chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn cũng được tham gia dự tuyển. Đặc biệt, đề án còn quy định cả đối tượng không nằm trong quy hoạch chức danh tuyển chọn hoặc chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn (bao gồm cả trường hợp không công tác tại cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm chức danh tuyển chọn và có thể không phải là đảng viên) được tập thể lãnh đạo, cấp ủy của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh tuyển chọn thống nhất, đề cử tham gia dự tuyển. |
Minh Anh (thực hiện)
相关文章
随便看看