【kết quả giải vô địch】Ngành Nông nghiệp lý giải nguyên nhân chậm giải ngân vốn ODA

Ban Mong

Công trình thủy lợi Bản Mồng ở Nghệ An - một trong những dự án đầu tư công của Bộ NN&PTNT. Ảnh: T.L

Chủ động điều chuyển vốn khi không có nhu cầu

Năm 2020,ànhNôngnghiệplýgiảinguyênnhânchậmgiảingânvốkết quả giải vô địch Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) được giao kế hoạch vốn ODA là 3.638,8 tỷ đồng. Ngay sau khi nhận được quyết định giao vốn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT cho biết đã phân bổ chi tiết kế hoạch vốn và giao vốn trên hệ thống TABMIS cho 21 dự án sử dụng vốn ODA để các chủ đầu tư, chủ dự án tổ chức triển khai thực hiện, giải ngân ngay từ đầu năm.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Bộ này có sự điều chỉnh giảm số lượng dự án thực hiện thực tế xuống còn 18 dự án, tổng số vốn giao trên Tabmis là hơn 1.830 tỷ đồng, đạt 100% theo nhu cầu. Số vốn ODA còn lại không có nhu cầu sử dụng, chưa giao là 1.808,605 tỷ đồng, Bộ NN&PTNT đã có 3 văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chuyển cho các bộ, ngành, địa phương khác có nhu cầu.

Số liệu thống kê mới nhất từ Bộ NN&PTNT cho thấy, tính từ đầu năm đến ngày 31/8/2020, tổng vốn ODA các dự án nông nghiệp đã giải ngân là 523,3 tỷ đồng, tương đương 28,6% kế hoạch; khối lượng thực hiện đến 31/8/2020 là 609,1 tỷ đồng. Số liệu giải ngân này được tổng hợp theo các giá trị kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. Bộ NN&PTNT cho biết, trên cơ sở rà soát tiến độ cụ thể của từng dự án, ước thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài năm 2020 đến 31/1/2021 của các chương trình, dự án đạt khoảng 1.648 tỷ đồng, tương ứng 90%.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Bộ NN&PTNT luôn xác định giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là vốn ODA là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm trong năm 2020. Trên cơ sở số vốn kế hoạch 2020 được giao, Bộ đã yêu cầu các chủ đầu tư/chủ dự án có văn bản đăng ký, cam kết thực hiện, giải ngân theo tháng đối với từng dự án. Trách nhiệm giải ngân được gắn với người đứng đầu đơn vị, kết quả giải ngân thực tế hàng quý so với cam kết là chỉ tiêu để xét thi đua cả năm của đơn vị và người đứng đầu đơn vị...

Bộ NN&PTNT đã điều chuyển linh hoạt kế hoạch vốn năm 2020 của các dự án có tiến độ thực hiện chậm, không có khả năng giải ngân sang những dự án có tiến độ thực hiện nhanh, đủ điều kiện để tăng tỷ lệ giải ngân vốn được giao.

Đề nghị địa phương chủ động, khẩn trương giao vốn đối ứng

Mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng kết qủa giải ngân vốn ODA của Bộ NN&PTNT còn thấp, lý do trong quá trình thực hiện còn có một số vướng mắc. Theo phân tích từ Bộ NN&PTNT, trước tiên do tác động đại dịch Covid-19, các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài đều gắn với yếu tố nước ngoài từ nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cho đến huy động chuyên gia tư vấn, nhà thầu nước ngoài, nên việc 3 triển khai của các dự án hầu hết bị gián đoạn dẫn đến chậm so với tiến độ đề ra, ảnh hưởng đến việc thực hiện, giải ngân.

Bên cạnh đó, việc chậm trễ trong ký hiệp định vay lại của một số địa phương cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai chung của toàn dự án. Một số dự án đã đóng khoản vay trong năm 2020 nhưng khối lượng thực hiện nhỏ hơn giá trị hợp đồng, thừa vốn, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ báo cáo Bộ Tài chính để tiến hành hủy vốn.

Cùng với đó, do quy định tại Chỉ thị số 18/CT-TTg 29/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ không dùng vốn vay cho chi thường xuyên và chi trả thuế VAT nên không thể giải ngân vốn nước ngoài cho các chi phí này theo quy định của hiệp định. Ngoài ra, việc bố trí vốn đối ứng của các địa phương tham gia dự án chưa đủ, chưa kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án. Một số dự án trong quá trình thực hiện có thay đổi phải tiến hành điều chỉnh chủ trương đầu tư, mất nhiều thời gian thực hiện điều chỉnh theo quy định hiện hành…

Trước tình hình trên, để đẩy mạnh giải ngân vốn ODA, Bộ NN&PTNT đã đề nghị các địa phương khẩn trương giao vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời theo đúng cam kết và tiến độ của dự án. Đồng thời, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2020/NĐ-CP, trong đó quy định rõ cơ chế kiểm soát của bộ chuyên ngành đối với việc đầu tư tại các địa phương để phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển ngành.

Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ thẩm định đối với các dự án phải xin Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư, đặc biệt với trường hợp gia hạn thời gian thực hiện dự án. Đồng thời, sửa đổi Nghị định 56/2020/NĐ-CP theo hướng phân cấp, đơn giản hóa trong thủ tục sử dụng vốn kết dư của dự án và thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án./.

Khánh Linh