【xem tỷ số mu】Quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế liên tục được mở rộng
Bổ sung đối tượng tham gia
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT), trong đó có một số quy định mới trong thực hiện chính sách BHYT.
Đáng chú ý, Nghị định đã quy định 3 mức hưởng BHYT đối với từng đối tượng là 80%, 95% và 100%. Trong đó, có 5 trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT:
Thứ nhất, hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh với các đối tượng gồm người có công với cách mạng; cựu chiến binh; người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; thân nhân của người có công với cách mạng; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Thứ hai, hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi.
Thứ ba hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh tại tuyến xã. Thứ tư, hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh đối với các trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% lương cơ sở.
Thứ năm, hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh khi người bệnh tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ khi tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến.
Mở rộng cả về quyền lợi
Liên quan đến Nghị định 146/2018/NĐ-CP, ông Nguyễn Tất Thao, Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, Nghị định bổ sung thêm nhiều nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ như dân công hoả tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975, nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có mức thu nhập thấp hơn mức lương cơ sở, người sinh sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội...
Theo đó, ngân sách nhà nước sẽ đóng BHYT cho người từ đủ 80 tuổi trở lên hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (trước đây do BHXH đóng); đối tượng người nghèo được tách thành hai nhóm: ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho người nghèo theo tiêu chí về thu nhập và người nghèo đa chiều thiếu hụt về BHYT; hỗ trợ 70% người thuộc hộ nghèo đa chiều không thiếu hụt BHYT.
Ngoài ra, Nghị định 146 điều chỉnh mức hưởng của một số đối tượng như người tham gia kháng chiến nhưng không phải là người có công với cách mạng và cựu chiến binh: Giảm từ 100% xuống 80% theo đúng quy định của Luật BHYT. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được tăng mức hưởng từ 80% lên 100% để đảm bảo công bằng với các đối tượng bảo trợ xã hội trên 80 tuổi khác.
Quy định về thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên đối với người phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh là thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 3 tháng.
Nghị định 146 cũng quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả tại một lần hoặc nhiều lần khám bệnh, chữa bệnh tại cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở của người bệnh.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp hóa đơn thu đối với số tiền cùng chi trả đủ 6 tháng lương cơ sở để người bệnh có căn cứ đề nghị cơ quan BHXH xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó. Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả lũy kế trong năm tài chính tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau hoặc tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì người bệnh mang chứng từ đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để thanh toán số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở và nhận giấy xác nhận không phải cùng chi trả trong năm đó. Trường hợp người bệnh có số tiền cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở được tính từ 1/1, quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi của người bệnh kể từ thời điểm người bệnh tham gia đủ 5 năm liên tục đến hết ngày 31/12 của năm đó.
Ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký Thông tư 30/2018/TT-BYT ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT. Theo đó, Thông tư ban hành: Danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này (Phụ lục 1); Danh mục thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này (Phụ lục 2). Quỹ BHYT thanh toán chi phí thuốc theo số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh và giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về đấu thầu mua thuốc, phù hợp với phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định của Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thực hiện…. Và không thanh toán đối với các trường hợp: Chi phí các thuốc đã được kết cấu vào giá của dịch vụ kỹ thuật, khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc giá thu trọn gói theo ca bệnh theo quy định hiện hành; Phần chi phí của các thuốc đã được ngân sách nhà nước hoặc các nguồn khác chi trả; Thuốc được sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học. Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng BHXH Theo quy định tại Nghị định số 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, từ 1/12/2018, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ tham gia 3 chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) ngắn hạn: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Từ năm 2022 sẽ tham gia thêm 2 chế độ dài hạn: hưu trí và tử tuất. Người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trong văn bản này khi di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; hoặc đã đủ tuổi nghỉ hưu như quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động hiện hành. Đặc biệt, từ ngày 1/1/2022, hàng tháng, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Còn phía người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động gồm: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tuấn Phong |
(责任编辑:La liga)
- Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- Thêm đường bay, thêm cơ hội phục hồi
- Áp dụng biện pháp tự vệ mặt hàng dầu thực vật: Cần sự thống nhất
- Giá cà phê hôm nay 1/12/2024: Giá cà phê trong nước quay đầu giảm
- Nhận định, soi kèo Estrela Amadora vs Estoril Praia, 03h30 ngày 6/1: Vị khách yếu bóng vía
- Công đoàn Hải quan TP.HCM hướng về cộng đồng
- Video nhóm tàu chiến Nga cập cảng Cuba
- Đề xuất xử lý xe ô tô đầu kéo đã sử dụng không đáp ứng điều kiện
- Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- Đón những vị khách du lịch đầu tiên đến Huế bằng đường hàng không trong năm 2023
- Hai tác phẩm dành giải Nhất cuộc thi ảnh HUEFOTOur 2021
- NNC lãi 75 tỷ đồng, tạm ứng cổ tức 30%
- Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- Giảm giá, không giảm chất lượng
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- Chứng khoán 14/8: GAS rớt giá kỷ lục, VN
- Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 6/12/2024: Đồng Yen Nhật biến động nhẹ tại các ngân hàng
- Xu hướng du lịch tuần hoàn
- Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- Thị trường hàng hóa hôm nay 2/12: Giá cà phê trải qua tuần tăng sốc