【bxh úc nữ】“Công cuộc hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam rất có triển vọng”
Là người có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hải quan,ôngcuộchiệnđạihóacủaHảiquanViệtNamrấtcótriểnvọbxh úc nữ thực hiện rất nhiều thủ tục hải quan tại nhiều nước khác nhau trên thế giới, ông có nhận xét gì về thủ tục hải quan ở Việt Nam?
Thực tế những ý kiến phàn nàn của DN về Hải quan thì khắp nơi trên thế giới đều có, ngay cả với những hệ thống Hải quan ưu việt nhất. Thực ra sự phàn nàn này là do họ chưa hiểu hết về hoạt động hải quan, có khi là thông tin họ nhận được chưa đầy đủ. Vì vậy, khi thực hiện tư vấn cho DN, tôi đều khuyên họ trước khi làm gì đó cần tìm hiểu thông tin cho kỹ.
Tôi đã đến Việt Nam từ năm 2006 nhưng không ở cố định, tuy nhiên từ năm 2013 tôi đã xin được giấy phép kinh doanh, hiện nay tôi đã cam kết đầu tư và làm việc lâu dài tại nơi đây. Sở dĩ tôi muốn đầu tư tại Việt Nam bởi tôi nhận thấy công cuộc cải cách hiện đại hóa của ngành Hải quan nói chung và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng rất có triển vọng, việc này sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh đầu tư của DN.
Bản thân tôi đã tham dự rất nhiều hội thảo và cả những hội thảo do Tổng cục Hải quan tổ chức lấy ý kiến cộng đồng DN về những thay đổi về chính sách mới. Tôi cũng đã được nghe các DN Việt Nam phàn nàn về những thủ tục này, thủ tục kia, vụ việc này, vụ việc nọ, tuy nhiên mọi người chỉ tập trung vào những tiểu tiết không nhìn được toàn diện của bức tranh tổng thể về việc cải cách, hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam. Ngành Hải quan đã và đang cải cách thủ tục hành chính rất mạnh mẽ, điều này không chỉ giúp tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian và chi phí cho DN mà còn giúp thu hút đầu tư rất lớn. Như bản thân tôi đây, nhận thấy công cuộc hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam đang rất có triển vọng, cùng với việc Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), những thay đổi mới này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế.
Vì vậy tôi đã quyết định đầu tư lâu dài tại Việt Nam, mặc dù trước mắt kết quả này chưa thấy rõ được, tuy nhiên chỉ cần vài năm nữa nền kinh tế của Việt Nam sẽ thay đổi đáng kể.
Hiện nay, khá nhiều DN kêu về các quy định kiểm tra hàng hóa chuyên ngành ảnh hưởng tới thời gian giải phóng hàng hóa của DN, đánh giá của ông về các quy định kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK của Việt Nam hiện nay như thế nào?
Việt Nam không thiếu Luật, không thiếu các quy chế quản lý, nhưng lại thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý. Tôi không bình luận về các quy định quản lý chuyên ngành bởi quy định ở mỗi quốc gia là khác nhau. Song để tạo thuận lợi thương mại hơn, đẩy nhanh việc cấp phép cũng như kiểm tra chuyên ngành thì cần phải thực hiện nhanh Cơ chế một cửa quốc gia.
Theo tôi được biết, hiện nay Hải quan Việt Nam đã và đang rất tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện một cửa Quốc gia. Tuy nhiên, chỉ riêng Hải quan tích cực thôi chưa đủ, các bộ, ngành khác cũng cần phải nhanh chóng tham gia thực hiện thì mới mang lại hiệu quả.
Theo tôi, để khắc phục được vướng mắc này, giải pháp trước mắt Việt Nam cần phải thành lập được một “Ủy ban tạo thuận lợi thương mại” ở cấp quốc gia với người đứng đầu là thành viên của Chính phủ và các bộ, ngành cùng tham gia. Ủy ban này phải thường xuyên tiến hành đối thoại với DN, thực hiện cơ chế tham vấn Chính phủ và DN… Nếu làm được điều này, những “kêu ca” của DN sẽ giảm hẳn. Thực ra, những gì Việt Nam đang trải qua hiện nay thì tại Hoa Kỳ cũng đã trải qua từ những năm 1992, 1993. Lúc đó, để khắc phục những vướng mắc, Hoa Kỳ đã phải ban hành Luật Hiện đại hóa hải quan.
Vậy theo ông, những nỗ lực của Hải quan Việt Nam để tạo thuận lợi thương mại trong thời gian qua có hiệu quả?
Với việc thay đổi hàng loạt các chính sách quản lý theo Luật Hải quan mới, thực hiện Hệ thống VNACS/VCIS, áp dụng cơ chế quản lý rủi ro, áp dụng cơ chế quản lý tuân thủ hiện đại (chế độ DN ưu tiên)… đây là những thay đổi rất tích cực của ngành Hải quan để tạo thuận lợi thương mại. Kết quả bước đầu có thể chưa rõ nét, tuy nhiên thời gian tới chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nestor Scherbey hiện đang là Tổng giám đốc Công ty TNHH CUSTOMS, TRADE & RISK MANAGEMENT SERVICES (Việt Nam). Ông từng có thời gian dài làm Giám đốc phát triển mạng lưới thương mại toàn cầu của Tập đoàn Amway - tập đoàn lớn tham gia XNK rất nhiều các mặt hàng đa dạng, 10 năm liền phải chịu trách nhiệm tìm ra thị trường mới, vì vậy ông đã thực hiện thủ tục hải quan ở rất nhiều nước. |
相关推荐
- Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
- Kiến nghị thêm cửa khẩu để thông quan hàng nông sản
- Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
- Người trẻ nỗ lực làm ngày cày đêm để tết có thêm gói bánh thùng trà
- Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
- Thị trường truyền thông số Việt Nam: Cơ hội và những mô hình sáng tạo
- Tòa án điện tử sẽ củng cố niềm tin của người dân vào công lý