您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【lich thi dau bong da hom.nay】Châu Âu bất an trước kỳ bầu cử quan trọng 正文

【lich thi dau bong da hom.nay】Châu Âu bất an trước kỳ bầu cử quan trọng

时间:2025-01-26 00:39:30 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Thanh tra việc cấp chứng chỉ ngoại ngữ B2 châu Âu của trường Đại học Kinh tế quốc dânChâu Âu lo sợ s lich thi dau bong da hom.nay

chau au bat an truoc ky bau cu quan trongThanh tra việc cấp chứng chỉ ngoại ngữ B2 châu Âu của trường Đại học Kinh tế quốc dân
chau au bat an truoc ky bau cu quan trongChâu Âu lo sợ sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy
chau au bat an truoc ky bau cu quan trongĐại học Kinh tế Quốc dân cấp chứng chỉ ngoại ngữ B2 châu Âu trái phép?âuÂubấtantrướckỳbầucửquantrọlich thi dau bong da hom.nay
chau au bat an truoc ky bau cu quan trongHải quan trên mặt trận đấu tranh phòng, chống ma túy - Bài 3: Chuyên án mang bí số E318- Lật tẩy hành vi vận chuyển ma túy từ châu Âu về TPHCM
chau au bat an truoc ky bau cu quan trong
Châu Âu bất an trước kỳ bầu cử quan trọng. Ảnh: Reuters.

Nguồn cơn nỗi bất an của châu Âu

Hôm nay (23/5), cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu chính thức diễn ra, bắt đầu từ một số nước như Hà Lan, Anh rồi tiếp đến là Cộng hòa Séc, Ba Lan và đa số các nước thành viên EU sẽ bỏ phiếu vào ngày 26/5. Có thể nói, đây là cuộc bỏ phiếu gây ra nhiều bất an nhất tại châu Âu kể từ khi các thiết chế quan trọng nhất của khối này, trong đó có Nghị viện châu Âu, được hình thành. Nguyên nhân là do sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đảng dân tuý, các đảng cực hữu, các đảng dân tộc chủ nghĩa, cũng như một bầu không khí tổng thể tương đối bi quan về tương lai của khối này.

Nguồn cơn của sự bất an này trước hết, đó là các bất ổn kinh tế tích tụ từ nhiều năm qua, với điểm khởi đầu là cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp năm 2010. Cuộc khủng hoảng đó đã kéo cả châu Âu vào một vòng xoáy khủng hoảng nặng nề và phải mất hơn 6 năm mới có thể vượt qua, với rất nhiều thay đổi đau đớn liên quan đến chính sách kinh tế thắt lưng buộc bụng, đến việc xoá bỏ rất nhiều ưu đãi về an sinh-xã hội ở nhiều nước. Cuộc khủng hoảng này được xem như đã đánh sập hy vọng của rất nhiều người về một mô hình nhà nước phúc lợi ưu việt của châu Âu, buộc công dân nhiều nước châu Âu phải từ bỏ lối sống trước đây của mình và đối mặt với hiện thực khó khăn của toàn cầu hoá, của sự cạnh tranh từ các nền kinh tế mới nổi khác trên toàn cầu.

Khi kinh tế khó khăn thì các hệ luỵ khác sẽ nổi lên. Đầu tiên là bất ổn xã hội gia tăng, người nghèo cảm thấy bị bỏ rơi và họ lập tức bị lôi kéo vào các phong trào chính trị hay các đảng phái dân tuý, kêu gọi nhân dân đứng lên chống lại giới tinh hoa chính trị bị xem là tham nhũng và bất lực trước khó khăn kinh tế. Ví dụ điển hình đầu tiên là Phong trào 5 sao ở Italia, rồi tiếp đến là ngày càng nhiều đảng phái khác ở Pháp, Hà Lan, Áo, Hungary… kêu gọi phá bỏ hệ thống cũ.

Khó khăn kinh tế cũng tạo ra sự chia rẽ. Khi châu Âu thịnh vượng thì người Đức, người Anh có thể thoải mái với người Hy Lạp, người Ba Lan nhưng khi công ăn việc làm ít đi, đời sống khó khăn hơn thì sự chia rẽ này quay trở lại. Trong nội bộ EU 5 năm qua, đã có những sự đối đầu gay gắt giữa các nước Đông Âu mới gia nhập khối sau này, với tiêu biểu là nhóm nước Visegrad gồm Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia với Tây Âu, giữa các nước Nam Âu không muốn thắt lưng-buộc bụng như Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha với các nước phía Bắc coi kỷ luật ngân sách là tối thượng như Đức, Hà Lan. Các nước này công kích lẫn nhau và thậm chí đã có nhiều ý kiến cho rằng châu Âu cần phải chia thành một khối với hai tốc độ phát triển, tức một bên hạt nhân là Tây Âu với phần còn lại là các nước Đông và Nam Âu. Sự chia rẽ này thúc đẩy các tư tưởng cực đoan, dân tộc chủ nghĩa trong mỗi quốc gia trỗi dậy, mà Brexit chính là minh chứng lớn nhất.

Cuối cùng, trong 5 năm qua, châu Âu phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử tồn tại của mình. Năm 2015 là làn sóng tị nạn hàng triệu người đổ về châu lục, năm 2016 là việc một cường quốc hàng đầu như Anh rời bỏ khối, ngoài ra còn có làn sóng khủng bố lan khắp tại Pháp, Đức, Tây Ban Nha, rồi khủng hoảng trong quan hệ với Nga và với cả đồng minh quan trọng nhất là nước Mỹ.

Tất cả những điều này khiến cho nhiều người dân châu Âu cảm thấy quốc gia của mình, châu lục của mình đang bị xâm lược, thậm chí không ít người cho rằng nền văn minh phương Tây của họ đang bị đe doạ bởi người tị nạn, bởi sự xâm chiếm của Hồi giáo, bởi sự yếu kém ngày càng rõ rệt trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ và Trung Quốc và bởi mối lo an ninh với Nga.

Có thể nói, đây thực sự là thời điểm mà sự bất an của cử tri châu Âu thực sự hiện hữu và đang ngày một lớn hơn.

Thách thức của châu Âu trước kỳ bầu cử quan trọng

Tôi cho rằng nhận định này là hợp lý. Thực ra việc các đảng dân tuý, cực hữu hay dân tộc chủ nghĩa như Liên đoàn phương Bắc ở Italia, Tập hợp quốc gia (RN) ở Pháp hay đảng Tự do ở Hà Lan… có thể giành nhiều ghế tại cuộc bầu cử lần này là rất cao, và cần được nhìn nhận ở hai khía cạnh.

Thứ nhất, đó là sự thăng tiến của các đảng này là rất rõ ràng, thể hiện qua việc các đảng này đều đã giành các kết quả rất quan trọng tại các cuộc bầu cử ở cấp quốc gia trong vài năm, như tại Italia thì đảng Liên đoàn phương Bắc của ông Matteo Salvini và đảng “Phong trào 5 sao” đang cầm quyền, tại Pháp thì bà Marine Le Pen đã vào đến vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2017, tại Đức thì đảng AfD đã có ghế tại Nghị viện của tất cả các bang hay mới đây tại Tây Ban Nha thì đảng cực hữu Tiếng nói (Vox) cũng đã đặt chân vào Nghị viện nước này. Đây là sự thăng tiến liên tục trong nhiều năm chứ không phải là một sự đột biến nên nếu các đảng này giành nhiều ghế tại cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu lần này thì cũng không phải điều quá bất ngờ, đặc biệt nếu xét đến các yếu tố như lượng cử tri đi bầu dự đoán sẽ không cao.

Tuy nhiên, khía cạnh thứ hai cần nhấn mạnh, đó là nhiều cử tri tại các nước châu Âu có thể sẽ bỏ phiếu cho các đảng cực hữu hay dân tuý không hẳn là vì ủng hộ các đảng này mà là để trừng phạt các chính đảng cầm quyền yếu kém. Khả năng này là rất cao tại Anh, tại Pháp hay tại Đức, nơi các chính phủ đang có uy tín thấp. Vì thế, cuộc bầu cả này chắc chắn sẽ rất khó khăn cho các đảng truyền thống tại châu Âu. Họ có thể chưa bị lật đổ ngay nhưng sẽ bị liên minh các đảng cực hữu-dân tuý-dân tộc chủ nghĩa thách thức mạnh mẽ.

Tương lai châu Âu

Việc tương lai châu Âu sẽ ra sao sau cuộc bầu cử này trước hết phải phụ thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử. Nếu các phân tích, dự báo và thăm dò dư luận chính xác thì nhóm các đảng cực hữu-dân tuý sẽ trở thành lực lượng lớn thứ 3, thậm chí thứ 2 tại Nghị viện châu Âu và nhóm này có thể tạo ra nhiều cản trở trong quá trình xây dựng luật của Liên minh châu Âu, hay trong việc lựa chọn thế hệ lãnh đạo mới cho Uỷ ban châu Âu. Tuy nhiên, khả năng là nhóm các đảng này sẽ bị các nhóm chính trị khác tại châu Âu kiềm chế.

Điều quan trọng là ở việc nếu xu hướng cực đoan, dân tuý, dân tộc chủ nghĩa lên ngôi qua cuộc bầu cử này thì tình hình chính trị nội bộ ở nhiều nước chắc chắn sẽ biến động lớn, đặc biệt là các nước như Pháp, Hà Lan hay Tây Ban Nha. Khi đó thì các chính trị gia thân châu Âu, như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ rất khó hành động khi muốn thực hiện các cải cách lớn tại châu Âu. Thậm chí, sức ép từ các cử tri trong nước sẽ buộc các chính trị gia này từ bỏ nhiều kế hoạch tham vọng cho châu Âu.

Nhìn chung thì ở cấp độ châu lục, châu Âu sẽ không biến động lớn chỉ vì một cuộc bầu cử Nghị viện mà sẽ phải chờ đến các thay đổi lớn trong mỗi quốc gia thành viên, đặc biệt là các thành viên lớn như Pháp. Minh hoạ mà tất cả chúng ta đều đang thấy rõ nhất đó là Brexit tại Anh. Sự kiện Brexit là sự thắng thế của các tư tưởng bài châu Âu tại Anh. Nếu một kịch bản tương tự diễn ra tại Pháp hay Đức, ví dụ bà Marine Le Pen được làn sóng cử tri cực đoan đưa lên làm Tổng thống Pháp hay đảng AfD lên cầm quyền tại Đức sau vài năm nữa, thì khi đó tương lai Liên minh châu Âu mới thực sự bị hoài nghi nghiêm trọng.

Điều nguy hiểm là ở chỗ, cuộc bầu cử Nghị viện lần này có thể thúc đẩy xu hướng cực đoan mạnh lên thêm và khiến các kịch bản như thế dễ xảy ra hơn trong vài năm tới.