当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【cúp c3 hôm nay】Loay hoay những ngày “cận date”

VHO - Đến hết năm 2024,ữngngàycậcúp c3 hôm nay số thuyền rồng du lịch trên sông Hương sẽ còn khoảng 35 chiếc. Hiện nay, chủ của hàng chục chiếc thuyền cận kề thời gian hết hạn vẫn đang loay hoay tìm phương án sinh kế mới. Nhiều người dù có vay mượn đầu tư đóng mới thì tại Thừa Thiên Huế vẫn không có cơ sở đóng thuyền theo quy định.

Loay hoay những ngày “cận date” - ảnh 1
Vào buổi tối, thuyền rồng du lịch là không gian biểu diễn Ca Huế trên sông Hương

 Doanh nghiệp tư nhân của ông Trần Tân hiện đang có 3 chiếc thuyền hoạt động khai thác dịch vụ du lịch trên sông Hương, trong đó chủ yếu là phục vụ tour Ca Huế trên sông. Đến năm 2025, sẽ có 2 thuyền du lịch của gia đình ông sẽ hết niên hạn sử dụng theo quy định tại Nghị định số 111/2014/ NĐ-CP, chỉ còn lại chiếc thuyền được đóng mới năm 2019 còn có thể hoạt động. Đây là điều trăn trở và lo lắng của gia đình ông trong những năm qua bởi doanh nghiệp của ông đang có hàng chục lao động, nếu không còn thuyền hoạt động thì nhiều người cũng mất việc.

Theo Nghị định 111/2014/ NĐ-CP của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu, thì thuyền rồng du lịch trên sông Hương làm bằng kim loại (nhôm, kẽm) sẽ có niên hạn sử dụng 30 năm kể từ năm đóng mới và đối với thuyền làm bằng gỗ sẽ có niên hạn sử dụng 25 năm. Thực tế, phần lớn thuyền rồng du lịch sông Hương được đóng trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến đầu năm 2000. Thế nên nhiều thuyền đã hết hạn và rất nhiều thuyền cũng đang “cận date” theo quy định. Chi nhánh Chi cục Đăng kiểm số 4 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã liên tục phổ biến các thông tin của Nghị định 11/2014/NĐ-CP và có thông báo đối với các phương tiện sắp hết niên hạn sử dụng.

Ông Trần Tân chia sẻ, chúng tôi biết và luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn đường thủy nội địa. Khi được thông báo thời gian các thuyền sắp hết hạn, tôi thuê đơn vị thiết kế phương tiện mới phù hợp theo các chỉ số, tiêu chuẩn quy định và liên hệ các Sở, ngành để làm thủ tục liên quan về việc xin đóng mới phương tiện. Dù gặp nhiều khó khăn, kể cả việc vay vốn, nhưng điều bất cập lớn nhất là ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế không có cơ sở đóng thuyền nào đảm quy định hiện hành. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp, chủ thuyền du lịch có thuyền “cận date” trên địa bàn TP Huế.

“Tôi đã phải đi các tỉnh bạn để tìm cơ sở đóng thuyền và đã làm việc với một đơn vị ở Hải Phòng. Tuy nhiên, mới đây cơ sở đóng thuyền này thông báo về việc các quy định liên quan đến di chuyển thuyền về Huế. Cụ thể, thuyền du lịch của chúng tôi sẽ không được lưu thông trên đường biển về Huế mà buộc phải tổ chức tàu lai dắt. Kinh phí của mỗi chuyến lai dắt này lên đến 500 triệu, một mức giá quá lớn cho các doanh nghiệp tư nhân, chủ thuyền nhỏ hiện nay”, ông Trần Tân than thở.

Ông Lê Công Diễn, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Trên sông Hương có 128 phương tiện vận chuyển khách du lịch, phục vụ hoạt động ca Huế, trong đó thuyền rồng du lịch là 118 chiếc với 71 thuyền đơn (loại chở 15 khách) và 47 thuyền đôi (chở 35 khách). Đến nay, đã có 48 thuyền du lịch hết niên hạn sử dụng, hết năm 2024 này sẽ có thêm 27 chiếc hết niên hạn theo quy định. Số thuyền du lịch trên sông Hương còn niên hạn sử dụng sau năm 2024 chỉ còn 35 chiếc (chỉ hơn 27,3%)”.

Theo Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện trên địa bàn tỉnh có 3 cơ sở đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa nhưng cả 3 đều chưa đủ điều kiện đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi phương tiện theo quy định. Sở cũng đã kêu gọi các doanh nghiệp, cơ sở tiếp tục nghiên cứu quy chuẩn để đầu tư hoặc bổ sung đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện theo quy định, đồng thời thông báo rộng rãi nhằm khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp khác đầu tư vào lĩnh vực này.

Thuyền rồng du lịch trên sông Hương đã trở thành nét đặc trưng trong hoạt động du lịch tại Huế thời gian dài, vừa vận chuyển hành khách trải nghiệm du lịch trên sông, tham quan các di tích như chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén… và đặc biệt khai thác tour du lịch Ca Huế trên sông. Qua đó, góp phần quảng bá di sản văn hóa Huế đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Mỗi năm có hơn 250.000 lượt khách tham gia tour thưởng thức Ca Huế trên sông Hương.

Hiện nay, nhiều chiếc thuyền hết niên hạn cũng được các chủ thuyền neo đậu tạm tại khu neo đậu tập trung ven công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội, TP Huế. Theo nhiều người dân, thuyền hết niên hạn sử dụng theo quy định thì phải chấp nhận, tuy nhiên mong muốn các cơ quan chức năng quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn các thủ tục cụ thể cũng như có các chính sách ưu đãi vay vốn cho người dân có thể đóng thuyền mới, tiếp tục kinh doanh du lịch phát triển kinh tế. 

分享到: