(BL-KP) Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8,ảoluậnchủtrươngđầutưDựnđườngsắttốcđộcaoBắgiải liga Quốc hội khóa XV, sáng 13/11, thảo luận tại Tổ 6 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí cao với chủ trương đầu tư Dự án này nhằm hiện đại hóa hệ thống giao thông nước ta, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đại biểu Nguyễn Huy Thái - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu tham gia thảo luận tổ sáng ngày 13/11. Ảnh: Thanh Thúy
Đại biểu Nguyễn Huy Thái - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu đồng thuận cao với việc Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại Kỳ họp thứ 8. Đại biểu cho rằng, chủ trương này mang ý nghĩa lịch sử rất lớn, thể hiện trách nhiệm của Quốc hội và của từng vị ĐBQH trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Đây là Dự án mang tầm nhìn chiến lược, thể hiện tính cấp thiết đối với phát triển kinh tế của đất nước, gắn với quốc phòng, an ninh - một Dự án có vai trò quan trọng bậc nhất quốc gia, với hành lang kinh tế Bắc - Nam.
Trước khi Quốc hội thảo luận và quyết định thông qua chủ trương đầu tư Dự án, đại biểu Huy Thái cho rằng, những băn khoăn về vốn, về yếu tố công nghệ đã không còn là trở ngại. Mà hiện tại, đại biểu quan tâm nhiều đến yếu tố con người, làm sao để đảm bảo nguồn nhân lực cho dự án. Bởi cho đến thời điểm hiện tại, nguồn nhân lực là thách thức, khó khăn lớn nhất. Bởi vì trình độ, năng lực, kỷ luật của ngành đường sắt và các ngành liên quan ở Việt Nam hiện tại đã rất lạc hậu, chưa bảo đảm để xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác an toàn tuyệt đối đối với đường sắt tốc độ cao. Đại biểu quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ngay từ bây giờ (như đã từng đào tạo con người cho nhà máy điện hạt nhân trước đây). Và không ít ý kiến của các chuyên gia, đề nghị nếu chọn thiết kế đường sắt tốc độ cao với vận tốc 350km/h, nên thuê các nhà thầu, kỹ sư, quản lý, lái tàu và công nhân lành nghề chất lượng cao từ các quốc gia, ví dụ như Nhật Bản, đại biểu cho rằng cũng là một vấn đề cần suy nghĩ.
Bên cạnh đó, cần phải có một siêu cơ chế (ngang tầm, phù hợp) để chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Ngoài ra, một vấn đề nữa cần đặt ra là tuyến đường này nên “thẳng” nhất có thể, việc quy hoạch đi qua một tỉnh nào đó mà phải đi vòng thì cần xem xét, giải trình trước Quốc hội.