游客发表
Vẫn chưa thỏa đáng
Câu chuyện cô giáo mầm non Trương Thị Lan (Hà Tĩnh),Đổimớigiáodụctừchínhsáchđãingộtrận cadiz tham gia BHXH được 22 năm 8 tháng nhưng chỉ nhận được lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng, chỉ là một trong vô số trường hợp điển hình cho thấy chính sách đãi ngộ với giáo viên còn nhiều bất cập.
Nhiều ý kiến cho rằng, chính sách đãi ngộ, lương bổng cho giáo dục chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với công sức các thầy cô tâm huyết bỏ ra. Cùng với đó, tiền lương của giáo viên vẫn thấp so với nhiều ngành nghề khác.
Đổi mới giáo dục và làm thế nào để phát huy vai trò giáo viên trước yêu cầu của xã hội là vấn đề đang được xã hội quan tâm.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) TP Hồ Chí Minh, từ nhiều năm nay, các bậc học, đặc biệt là bậc mầm non và tiểu học, luôn trong tình trạng thiếu giáo viên do nguồn tuyển hạn chế, chế độ ưu đãi chưa thu hút, giữ chân được giáo viên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khó tuyển giáo viên được chỉ ra là do thu nhập thấp.
Thống kê của Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh cho thấy, giáo viên có thời gian công tác dưới 5 năm thu nhập thấp nhất là hơn 2,8 triệu đồng/tháng, cao nhất là hơn 7,5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này chưa đảm bảo để trang trải cuộc sống, giúp giáo viên yên tâm cống hiến với nghề. Từ đó, nhiều giáo viên đang giảng dạy cũng có xu hướng chuyển ngành nghề khác.
Tại cuộc làm việc mới đây với hiệu trưởng các cơ sở đào tạo sư phạm trong cả nước, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng đã thừa nhận chính sách đối với giáo viên hiện nay chưa tốt; như việc vào biên chế khó khăn, thu nhập thấp, áp lực lớn, nhiều nơi lớp học quá đông nên giáo viên rất vất vả mà không được đãi ngộ xứng đáng. Vì vậy, khó có thể cạnh tranh với các ngành khác và khó tạo ra động lực cho những người đang có ý định theo đuổi nghề giáo.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhấn mạnh sẽ nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội có những chính sách đãi ngộ tốt hơn, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và tạo sức hấp dẫn người học đối với ngành sư phạm: “Bộ đang chỉ đạo các bộ phận nghiên cứu để trong thời gian sớm nhất Bộ sẽ có được Luật Nhà giáo dành riêng cho mình. Từ đó các chế độ đãi ngộ, chính sách, vị thế của nhà giáo sẽ được cải thiện và nâng lên. Cứ như hiện nay, áp dụng theo luật viên chức, nhiều nhà giáo của đến khi về hưu thiệt thòi quá”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ.
Tại buổi Tọa đàm “Đổi mới giáo dục - Nhìn từ góc độ người thầy” mới đây, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đánh giá: Nếu cơ chế chính sách không thay đổi thì không chỉ là bài toán sinh viên không chọn nghề giáo mà chúng ta sẽ phải đối mặt với việc những nhà giáo sẽ rút ra khỏi ngành. Đó sẽ là một áp lực rất lớn cho ngành sư phạm.
Bà Hoa cũng nhận định: Chính sách về nghề giáo đang có nhiều bất cập từ phụ cấp, tiền lương, đào tạo bồi dưỡng, đến tuyển dụng, đánh giá và cả chuyện tôn vinh… Nghề đặc thù nhưng chính sách không đặc thù thì không bao giờ động viên, không bao giờ tạo động lực được cho nhà giáo.
Tiến sĩ Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết, một trong 5 giải pháp chiến lược mà Bộ đưa ra trong năm nay quyết liệt rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách về nhà giáo. Những năm trước đây chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm thì hiện giờ chính sách này không còn hấp dẫn. Những chính sách hỗ trợ, đãi ngộ đối với ngành giáo dục - như không phải đóng học phí trong quá trình học tập, hưởng mức phụ cấp theo từng vùng, từng cấp khi ra trường giảng dạy, được tính chế độ thâm niên nhà giáo sau 5 năm công tác (khởi điểm 5%), một thời làm yên lòng đội ngũ thầy cô giáo, song những năm gần đây không còn hấp dẫn.
Đổi mới mạnh về tiền lương
Theo ông Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ TP Hồ Chí Minh: Có hai nghề rất cao quý đó là nghề giáo và nghề y. Do vậy, khi điều chỉnh tiền lương trong thời gian tới cần chú ý tới hai người thầy này. Đối với thầy giáo thì lưu ý tới các thầy cô giáo dạy mẫu giáo và cấp 1. Vì khu vực này rất cần những người có trình độ cao, có kinh nghiệm, do thầy cô dạy ở các cấp này phải đầu tư công sức lớn, vì uốn nắn một đứa trẻ từ lúc mới đầu khó hơn giảng dậy ở các cấp cao. Do đó, cần chú ý cải cách tiền lương cho thầy cô ở khu vực này, để đảm bảo thu nhập. Hiện nay, mức đãi ngộ cho thầy cô giáo dạy mẫu giáo và cấp một chưa đáp ứng được mức sống.
Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, mức đãi ngộ chưa đủ sức thu hút thầy cô giáo. Để thu hút được người tài vào ngành giáo dục, trước hết phải tạo ra môi trường làm việc tốt. Sau đó làm đảm bảo quyền lợi, lợi ích và tôn vinh các thầy cô giáo. Như thế họ sẽ dốc toàn bộ tâm lực cho công việc. Thậm chí nhiều người sẽ các vị trí khác để tham gia đào tạo.
Ông Nhưỡng cũng chia sẻ với tư cách là một người đã từng tham gia vào ngành giáo dục, ông cho rằng mức đãi ngộ hiện nay nhìn chung là chưa đủ sức thu hút các thầy cô giáo. Do vậy, các thầy cô vẫn phải đi làm thêm, làm cho nền giáo dục thiếu nề nếp. Giáo viên sống không được bằng nghề.
Do vậy, phải rà soát lại toàn bộ hệ thống tiền lương của ngành giáo dục, kiểm tra xem đã tương xứng với công sức của ngành giáo dục, của các thầy cô đã bỏ ra. Sản phẩm của giáo dục là sản phẩm đặc biệt “con người”, vậy thì đã tương xứng chưa. Một thầy, cô giáo đứng lớp mà tiền lương lại không bằng một công nhân bình thường sản xuất ra các sản phẩm vô tri thì điều đó khiến chúng ta phải đánh giá lại một cách nghiêm túc.
Thầy giáo Nguyễn Trà, thầy giáo già tâm huyết với 26 năm mở lớp học Hướng Thiện sau hơn 40 năm dạy học tỏ ra rất tâm tư với chất lượng giáo viên hiện nay. Ông cho rằng ngành sư phạm phụ thuộc vào chính sách của nhà nước về giáo viên. Nếu chính sách thu hút giáo viên tốt, đầu ra ổn định thì đầu vào khác ngay.
Ở ngành sư phạm, cơ hội thăng tiến rất ít nên tiền lương quyết định trong việc thu hút người giỏi. Thế nhưng, việc giáo viên sống được bằng lương chỉ là giấc mơ. Tiền lương giáo viên phải đủ sống. Muốn giải quyết cuộc khủng hoảng sư phạm một cách căn cơ, Ngành cần phải thay đổi toàn diện, từ đào tạo, tuyển dụng, quản lý đến tiền lương, trong đó tiền lương là mấu chốt.
Thầy Trà cũng nhấn mạnh: Nâng cao chất lượng giáo viên trong đó có tăng cường chính sách đãi ngộ với giáo viên là yếu tố quyết định sự thành bại của đổi mới giáo dục. Giáo viên chính là lực lượng thực hiện đổi mới.
Giáo sư Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng việc đầu tiên cần làm là tìm giải pháp đột phá cải thiện đời sống cho giáo viên: "Trong bối cảnh hiện tại, thay vì đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất, chúng ta cần cắt giảm và dành phần nguồn lực tài chính để đầu tư, ưu tiên chế độ đãi ngộ cho giáo viên".
Giáo sư Báo cũng cho rằng, muốn tăng lương cho giáo dục thì không thể tách rời việc tinh giảm biên chế dư thừa. Cần chủ động nguồn nhân lực, hạn chế tình trạng giáo viên dư thừa, đặc biệt phải làm tốt quy hoạch nhằm để thu hút được người tài.
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: Sẽ làm việc với các Bộ để đưa vào luật giáo dục vấn đề thang, bảng lương của các thầy cô giáo. Trao đổi bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết đang làm việc với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để làm sao đưa vào luật giáo dục vấn đề thang, bảng lương của các thầy cô giáo. Đây là những vấn đề ưu tiên được Bộ xem xét, để sao cho chế độ làm việc của các thầy cô cần gắn với mức đãi ngộ tương xứng mới tạo được động lực. Nghị quyết 29/NQ-TW cũng đã quán triệt chủ trương, thang bảng lương của các thầy cô phải được xếp cao nhất. Với tư cách là người phụ trách ngành, tôi đang tích cực, phối hợp với các Bộ ngành để làm sao theo đúng Nghị quyết của Đảng. |
Theo Báo Tin tức
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接