【bxh bd my】Cấp dưới lập 600 công ty 'ma' giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 4.600 tỷ

作者:Cúp C2 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-12 16:04:39 评论数:
(VTC News) -

Nhận lương 120 triệu đồng/tháng,ấpdướilậpcôngtymagiúpTrươngMỹLanchiếmđoạthơntỷbxh bd my bị cáo Nguyễn Phương Anh, Phó TGĐ Sài Gòn Pennisula tạo 600 công ty 'ma', giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 4.607 tỷ đồng của SCB.

Sáng 25/9, phiên toà xét xử các bị cáo liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo về tội Rửa tiền.

Là bị cáo đầu tiên được xét hỏi, bị cáo Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Pennisula từ 7/3/2018 - 1/8/2022) khai bị cáo thành lập khoảng 600 công ty. Những công ty này được sử dụng vay khống, tạo dòng tiền và những yêu cầu khác.

Bị cáo Phương Anh cho rằng, những khoản vay trên đều thực hiện theo chỉ đạo của Nguyễn Phương Hồng (thành viên HĐQT, cựu Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB) nhằm lấy tiền để trả khoản vay cũ của SCB, chi cho cá nhân, khoản vay cho ngân hàng khác, trái phiếu… Tất cả những khoản vay này đều được Nguyễn Phương Anh ghi lại.

 Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên toà. (Ảnh: Hoàng Thọ)

Ngoài nhận được sự chỉ đạo của Nguyễn Phương Hồng, bị cáo Phương Anh còn nhận được sự chỉ đạo của Trương Khánh Hoàng (cựu Phó Tổng giám đốc SCB), Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó Tổng giám đốc SCB).

Theo đó, khi có dòng tiền, Nguyễn Phương Anh chuyển theo yêu cầu của các lãnh đạo SCB. Khi hoàn tất công việc cũng được báo lại cho các cựu lãnh đạo SCB. 

Đặc biệt, bị cáo Nguyễn Phương Anh còn nhận được sự chỉ đạo trực tiếp từ bị cáo Trương Mỹ Lan. Việc sử dụng dòng tiền theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan cũng được bị cáo Phương Anh ghi vào 1 thư mục riêng. 

"Bị cáo thấy những hành vi của mình đã vi phạm pháp luật, lúc làm không nhận thức rõ sẽ vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng như vậy. Khi tiếp xúc với hồ sơ, thấy hậu quả xảy ra quá lớn, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thực hiện có hệ thống. Bị cáo nhận thấy hậu quả lớn, không biết làm được gì để khắc phục, trong quá trình điều tra đã cố gắng phối hợp với gia đình để khắc phục hậu quả", Nguyễn Phương Anh nói và cho biết quá trình làm việc không được hưởng lợi gì, hưởng lương 120 triệu đồng/tháng.

Theo cáo buộc, Nguyễn Phương Anh thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung sử dụng nguồn tiền từ phạm tội Tham ô tài sản của Ngân hàng SCB sử dụng cho các mục đích khác nhau của Trương Mỹ Lan.

Nguyễn Phương Anh cũng là người trực tiếp theo dõi việc thu chi nguồn tiền từ tham ô tài sản của Ngân hàng SCB và từ nguồn tiền lừa đảo trái phiếu, vay ngân hàng khác... Bị cáo này cũng là người quản lý 3 công ty chuyển ra nước ngoài, gồm: Blue Pearl, Sài Gòn Penninsula và Easter View.

Từ ngày 7/3/2018 - 1/8/2022, 3 công ty đã chuyển tiền đi nước ngoài với tổng số tiền hơn 256 triệu USD (hơn 5.943 tỷ đồng).

Hành vi của Nguyễn Phương Anh đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan che giấu, sử dụng số tiền chiếm đoạt được thông qua hành vi phạm tội Tham ô tài sản của Ngân hàng SCB là hơn 4.600 tỷ đồng.

Chuyển tiền ra nước ngoài theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan

Trả lời câu hỏi của HĐXX về kịch bản dòng tiền, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung, Phó Tổng giám đốc SCB cho rằng, khi tiếp nhận vị trí phó tổng, bị cáo được nghe báo cáo chạy dòng tiền. Tuy nhiên thời điểm này SCB không còn như giai đoạn trước, nhận thấy rủi ro nên bị cáo đã chỉ đạo có tiền và có người mới cho thực hiện. 

"Bị cáo không biết được kịch bản dòng tiền, tất cả trước đây do Nguyễn Phương Hồng đã làm việc sẵn với Nguyễn Phương Anh, bị cáo chỉ làm theo. Ngoài ra, khi nào chị Trương Mỹ Lan cần tiền thì chỉ đạo bị cáo phối hợp với Nguyễn Phương Anh để lập hồ sơ vay vốn", Trần Thị Mỹ Dung khai.

Theo bị cáo Dung, sử dụng dòng tiền có nhiều mục đích. Ví dụ khi chi cho cá nhân, bị cáo Trương Mỹ Lan sẽ nói tên người cần chi, còn chi cho dự án bị cáo Lan chỉ đạo liên hệ với quản lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để lập hồ sơ chi. Sau khi lấy tiền từ khoản vay khống sẽ thông báo cho Nguyễn Phương Anh và Nguyễn Phương Anh làm các bước tiếp theo.

 Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung.

Về số tiền được chuyển ra nước ngoài được Trương Mỹ Lan yêu cầu liên hệ với Trịnh Quang Công (Tổng Giám đốc Công ty Acumen) để thực hiện. Số tiền chuyển ra nước ngoài thực hiện theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan khoảng 18.000 tỷ đồng. 

"Thời điểm làm việc, bị cáo hy vọng đưa SCB phát triển, tái cơ cấu lại, sự việc xảy ra bị cáo không muốn, mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ",bị cáo Dung trình bày.

Theo cáo buộc, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung đã chỉ đạo Nguyễn Phương Anh phối hợp với các chi nhánh của Ngân hàng SCB, giúp sức cho Trương Mỹ Lan che giấu nguồn gốc và sử dụng số tiền hơn 69.000 tỷ đồng do Trương Mỹ Lan và đồng phạm phạm tội Tham ô tài sản của Ngân hàng SCB.

最近更新