【ket qua da banh】1 triệu doanh nghiệp chuyển đổi số sẽ tạo thị trường cho sản phẩm số Việt Nam

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-24 23:10:11 来源:88Point 作者:Thể thao 点击:32次

VCCI phải chuyển đổi số trước khi kêu gọi doanh nghiệp cùng tham gia

Chiều 30/7,ệudoanhnghiệpchuyểnđổisốsẽtạothịtrườngchosảnphẩmsốViệket qua da banh Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công đã ký Thỏa thuận hợp tác về hỗ trợ xúc tiến đầu tư - thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2024-2026, tầm nhìn 2030. 

Mong muốn buổi lễ diễn ra với tinh thần gọn nhẹ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng không chuẩn bị bài phát biểu. Tuy nhiên, trước những trăn trở của lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ngay sau lễ ký, người đứng đầu Bộ TT&TT đã cùng đối thoại với ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để gợi mở cách làm, cách chuyển đổi số các doanh nghiệp Việt Nam. 
Theo chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, chương trình chuyển đổi số Quốc gia đã bước sang năm thứ 5. Từ kinh nghiệm 4 năm triển khai, Bộ TT&TT đúc rút và nhận thấy, để chuyển đổi số, việc đầu tiên cần làm là người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp phải ra quy định, bắt buộc nhân viên nhập liệu công việc của mình lên môi trường số. 

Khi tất cả thông tin đã được số hóa, người phụ trách tổ chức, doanh nghiệp chỉ cần đưa ra yêu cầu. Việc xử lý các dữ liệu sau đó sẽ là vai trò của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, thông qua các công nghệ như AI. Nếu làm được như vậy, chuyển đổi số không phải việc khó, mà được thực hiện chỉ bằng một quyết định hành chính.

W-PSX_20240730_172834.jpg
Màn đối thoại về chuyển đổi số giữa Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và người đứng đầu VCCI. Ảnh: Lê Anh Dũng

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chuyển đổi số quan trọng nhất là từ “chuyển đổi”. Chỉ người đứng đầu mới có đủ uy tín, thẩm quyền để thay đổi thói quen, cách làm việc, mới đủ quyền lực để huy động nguồn lực, chi phí thực hiện quá trình chuyển đổi. Điều này cũng khiến chuyển đổi số dễ dàng hơn khi chỉ phụ thuộc vào duy nhất một người. 

“Anh Công phải chuyển đổi số trước trong VCCI, biết nó là gì, trải nghiệm, cảm nhận nó, trước khi kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số. Muốn chuyển đổi số thành công, người đứng đầu phải thực sự muốn làm, trực tiếp làm và trực tiếp dùng, thành thạo sử dụng”, Bộ trưởng nhấn mạnh. 

Nếu VCCI tuyên bố chuyển đổi số và thực hiện thành công, điều này sẽ tạo cảm hứng, niềm tin cho các hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam. Bộ TT&TT sẽ giúp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chuyển đổi số toàn diện trong 3 tháng. 

Sau khi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chuyển đổi số thành công, Bộ TT&TT và VCCI sẽ chính thức triển khai thỏa thuận vừa ký kết, kêu gọi 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, từ đó tạo ra thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Theo ông Phạm Tấn Công, VCCI nhận thức rõ, chuyển đổi số là cơ hội để tăng trưởng kinh tế và phát triển doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp công nghệ, chuyển đổi số là thị trường, trong khi với các doanh nghiệp khác, đây là vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

“Tôi rất muốn và rất tin, muốn chuyển đổi số từ nhiều năm trước, nhưng còn loay hoay vì có những vấn đề cũ chưa giải quyết xong, bởi những câu chuyện phía sau, do nhận thức, e ngại nhiều thứ”, Chủ tịch VCCI trăn trở.

Với những chia sẻ đầy tâm huyết của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, người đứng đầu Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, ông cảm thấy yên tâm hơn, biết phải bắt đầu từ đâu để làm chuyển đổi số. Trong lịch sử 60 năm tồn tại, VCCI luôn sở hữu tinh thần tiên phong. Do đó, Chủ tịch VCCI khẳng định, người VCCI dám làm, dám tiên phong và dám chuyển đổi số.

Bộ TT&TT và VCCI bắt tay hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp số Việt Nam 

Theo thỏa thuận hợp tác, Bộ TT&TT sẽ tư vấn, hỗ trợ xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình chuyển đổi số cho Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. VCCI sẽ đề xuất giải pháp, môi trường, chính sách tạo lập, hỗ trợ thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

W-CDS-VCCI-4.jpg
 Bộ TT&TT ký Thỏa thuận hợp tác với  VCCI về hỗ trợ xúc tiến đầu tư - thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2024-2026, tầm nhìn 2030. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT & Truyền thông (Bộ TT&TT), nội dung thỏa thuận hợp tác còn bao gồm việc hỗ trợ xúc tiến thương mại, đầu tư sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số với thị trường trong nước. 

Định kỳ hằng năm, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, Bộ TT&TT sẽ cung cấp danh sách các giải pháp, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam tiêu biểu cho VCCI tham vấn, lựa chọn triển khai.

VCCI sẽ thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu nhu cầu của các doanh nghiệp hội viên đối với sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ số, chuyển kết quả sang Bộ TT&TT để tổng hợp, gửi các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nghiên cứu, thiết kế sản phẩm, giải pháp phù hợp. 

Hai bên sẽ cùng tuyên truyền, phổ biến, thúc đẩy chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ số Make in Viet Nam. Định kỳ hằng năm, tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, diễn đàn, hội thảo kết nối cung cầu, giới thiệu các sản phẩm công nghệ số Việt Nam tiêu biểu cho cộng đồng doanh nghiệp. 

VCCI sẽ lựa chọn đặt hàng 10 sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam tiêu biểu trong 10 lĩnh vực để triển khai thí điểm, phục vụ chuyển đổi số.

W-CDS-VCCI-8.jpg
Trong khuôn khổ sự kiện, lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số với 6 doanh nghiệp Viettel, VNPT, MobiFone, FPT, CMC và MISA. Ảnh: Lê Anh Dũng

Theo một nội dung quan trọng trong thỏa thuận hợp tác, Bộ TT&TT sẽ tập hợp cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh, cung cấp giải pháp, dịch vụ công nghệ số cho thị trường nước ngoài; các doanh nghiệp công nghệ số tiềm năng, có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để làm cơ sở phối hợp với VCCI hỗ trợ.

VCCI sẽ giúp các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở nước ngoài; nghiên cứu, khảo sát thị trường, kết nối và giới thiệu đối tác thương mại, cung cấp thông tin, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp và các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

Tại sự kiện, ông Phạm Tấn Công khẳng định, sự phát triển, lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia. 

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng là một trong những nhóm doanh nghiệp dân tộc quan trọng cần thúc đẩy, hỗ trợ trong bối cảnh cả nước đang tiến hành công cuộc chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ các sản phẩm phẩm công nghệ số Make in Viet Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh. 

Lãnh đạo thời chuyển đổi số phải sẵn sàng thích ứng, không ngại thay đổiGiảng bài cho các cán bộ quản lý cấp trưởng của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ một phẩm chất cần có của người lãnh đạo thời chuyển đổi số là hiểu và dung được sự thay đổi, không ngại thay đổi.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接