Chiều 18/8,ámsátkhiếunạitốcáođếnnơiđếnchốnkhôngđểdânbảomìnhvôcảkeo nhà cai 88 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo về tình hình giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; kết quả tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội.
Đừng để "cái sảy nảy cái ung"
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn báo cáo của Bộ Công an cho biết, hiện có hơn 500 vụ việc tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh trật tự địa phương. Trong hơn 500 vụ việc này, có 73-75% vụ việc liên quan đất đai, tài nguyên môi trường. Nhiều vụ việc nổi cộm, có tổ chức, có người đứng đầu, có luật sư.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ |
Nêu thực tế trong giải quyết khiếu nại, tố cáo có những việc kéo dài, Chủ tịch Quốc hội kể, khi nhận nhiệm vụ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, ngay tháng đầu tiên, ông nhận hơn 600 đơn thư.
“Có những việc các cơ quan trả lời là giải quyết rồi, không có chức năng giải quyết nữa. Tôi nói, trước giải quyết rồi, thấu tình đạt lý rồi, nhưng giờ có tình tiết mới thì giải quyết tiếp, đảm bảo quyền lợi công dân. Tôi yêu cầu đích thân bí thư, chủ tịch quận đứng ra làm thì giải quyết nhanh”, Chủ tịch Quốc hội nêu kinh nghiệm khi còn ở Hà Nội.
Theo ông Vương Đình Huệ, tới đây, giám sát cả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, nổi cộm, gắn trách nhiệm, báo cáo Quốc hội chứ “không phải nói chơi”.
"Giải quyết sai, đúng phải rõ ràng, phân minh thì mới có chuyển biến”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định. Ông lưu ý, lần này giám sát phải có thống kê vụ việc rõ ràng, giám sát thực chất để tạo chuyển biến rõ rệt.
"Phải gắn với trách nhiệm giải trình của tổ chức, cá nhân. Ai không làm thì xử lý người ấy, đưa ra công luận”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông cũng băn khoăn về trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thế nào khi 500 vụ việc phức tạp, tồn đọng từ tỉnh kéo ra Trung ương.
"Các đồng chí vẫn còn hơi theo kiểu chức năng này của tôi, của anh. Phải bàn để làm sao công tác này chuyển biến lên. Ban Dân nguyện là cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường vụ là cơ quan điều hành, phối hợp, điều hòa, tổ chức hoạt động Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, hướng dẫn chỉ đạo, giám sát hoạt động HĐND. Hàng tháng, Thường vụ họp giải quyết, không thì sinh ra cơ quan dân cử làm cái gì", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Ông cho rằng, nếu chỉ chuyển đơn thư thì không có nhiều ý nghĩa mà phải đặt ra là giải quyết như thế nào, Chính phủ giải quyết nhưng Thường vụ phải giám sát.
Dẫn chứng việc xử lý vụ 8B Lê Trực, hay vụ bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) không thấy Thường vụ vào cuộc cùng Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội nêu thực tế: "Chúng tôi (khi ông Huệ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội) đổ mồ hôi, sôi nước mắt xử lý vụ việc ở Sóc Sơn cũng không thấy vai trò của Quốc hội, Thường vụ Quốc hội. Đó có phải là nổi cộm phức tạp không? Chúng ta cứ hay nói lý thuyết nhiều".
Ông yêu cầu các cơ quan của Quốc hội phải nhìn thẳng vào thực tế này và sửa đổi. Hàng tháng phải báo cáo vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri, có lũy kế, có điểm xuất phát.
"Mỗi tháng đặt ra 7-8 vụ việc, làm đến nơi đến chốn, truy đến cùng trách nhiệm tổ chức, tập thể, cá nhân xem có chuyển động không?", Chủ tịch Quốc hội cho rằng làm như vậy mới chuyển biến, nhân dân, cử tri mới đặt niềm tin vào Quốc hội và cơ quan dân cử.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ, VKSND tối cao, TAND tối cao báo cáo tình hình kết quả rà soát giải quyết đối với các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài và trên phạm vi toàn quốc để có biện pháp giải quyết. Tới đây, Thường vụ thực hiện giám sát nội dung này.
"Phải làm đến nơi đến chốn, không công dân bảo mình vô cảm. Có nơi làm rất tốt, tích cực nhưng chỉ cần một nơi buông lỏng, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm với dân thì mất hết uy tín. Mà "cái sảy nảy cái ung", một việc nhỏ mà không giải quyết kịp thời thì thành việc lớn, việc lớn không giải quyết kịp thì thành đại sự", Chủ tịch Quốc hội cảnh báo.
Khiếu nại, tố cáo trên phạm vi cả nước giảm
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm khẳng định: “Quan điểm Chính phủ và Thanh tra Chính phủ là giải quyết dứt điểm vụ việc, chứ không chạy theo vụ việc".
Thanh tra Chính phủ mong rằng, Ban Dân nguyện giám sát thường xuyên hơn nữa, nhất là với những vụ việc phức tạp kéo dài.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm |
Hiện Thanh tra Chính phủ đang báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội báo cáo của năm về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại kỳ họp thứ 2 vào tháng 10 này. Trong số các vụ việc, liên quan đến đất đai chiếm 71%.
“Năm 2020, 2021, tình hình khiếu nại, tố cáo có giảm. Đúng là giảm thật vì dịch Covid -19", ông Liêm cho biết Thanh tra Chính phủ đã chuẩn bị kế hoạch để giải quyết tình hình khiếu nại, tố cáo gia tăng sau dịch bệnh được kiểm soát.
Trình bày báo cáo trước đó, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi cả nước “giảm so với cùng kỳ năm trước”.
Song vẫn còn một số đoàn đông người và công dân của một số địa phương tập trung tại khu vực trung tâm TP Hà Nội, nhà riêng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước … căng băng rôn, khẩu hiệu gây mất an ninh trật.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, 6 tháng đầu năm, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp nhận 161.215 đơn của công dân, trong đó có 20.451 đơn khiếu nại (giảm 25,9%), 8.592 đơn tố cáo (giảm 38,1%).
Các cơ quan hành chính đã giải quyết 7.677/10.070 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết (đạt 76,2%). Từ đó, đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước và trả lại cho công dân, tổ chức 33,53 tỷ đồng, 20,1 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 233 người, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 4 vụ việc.
“Thời gian tới Ban Dân nguyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an trong việc rà soát lại các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, nhất là các vụ việc có tính chất rất bức xúc, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có giải pháp giải quyết dứt điểm vụ việc”, ông Dương Thanh Bình cho biết.
Thu Hằng
Chủ tịch Quốc hội: Không thể lấy lý do bận chống dịch để bỏ chất vấn
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, bất kể ai cũng không thể lấy lý do bận thế nọ, thế kia để bỏ chất vấn, nhất là những vấn đề quốc kế dân sinh, vấn đề đại sự mà cử tri đang quan tâm.