Đổi thay nhờ học nghề
Thôn Lục Mùn (Phúc Ninh,ênQuangNôngdânLụcMùnthoátnghèonhờđượchọcnghềkết quả bóng trực tuyến Yên Sơn, Tuyên Quang), trước đây tỷ lệ hộ nghèo chiếm 2/3 (gần 70%) toàn hộ, thế nhưng từ ngày phát triển kinh tế, xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả, bà con nơi đây đã thoát nghèo, vươn lên tạo thu nhập khá, nhiều hộ còn làm giàu.
Anh Vũ Ngọc Đình (59 tuổi) ở thôn Lục Mùn là một trong 33 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của toàn xã Phúc Ninh, cũng từng là học sinh xuất sắc của lớp học nghề trồng cây ăn quả.
Từng có kinh nghiệm lâu năm về trồng cây ăn quả, nhưng gia đình anh Đình từ lâu vẫn quen với lối canh tác cũ vì vậy năng suất sản lượng quả không cao. Từ năm 2017 sau khi được tham gia lớp học nghề dạy trồng trọt của Hội Nông dân huyện tổ chức, anh Đình đã biết áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Sản lượng, chất lượng và chuỗi giá trị cũng cao hơn hẳn.
Anh Đình kể lại, chỉ trong 3 tháng, lao động ở đây đã học được rất nhiều kỹ thuật về nhân giống, cấy ghép, chiết cành, bón phân thúc cây, cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu.... Kết thúc lớp học anh đã áp dụng những kiến thức và kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho gia đình.
“Sau kết thúc khóa học, mình sử dụng được nhiều kiết thức về quy trình bón phân, cách thức cấy, ghét cây và đặc biệt cách thức xử lý sâu bệnh, phun thuốc đúng tiêu chuẩn VietGap để chăm sóc nên mang lại sản phẩm chất lượng cao, cho giá trị kinh tế tốt” – anh Đình nói.
Hiện nay, 3 héc ta trồng bưởi ngọt, bưởi da xanh, bưởi đường của gia đình anh cho thu nhập 600-700 triệu đồng/1 năm. Không chỉ giỏi phát triển kinh tế, anh Đình còn tham gia hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, giống, cách chăm bón cây ăn quả cho bà con nông dân trong thôn. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo trong thôn đã giảm mạnh. Tính đến năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 0,5%.
Qua 8 năm thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (từ năm 2010 -2018) đã có 74.403 lao động nông thôn được tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp. Dự kiến, năm 2019 sẽ dạy nghề cho thêm tổng số 8.000 lao động nông thôn. Trong đó, tổng số lao động nông thôn sau học nghề có việc làm là gần 50 nghìn người. Trong 8 năm từ 2010 -2018, có gần 5.000 người thoát nghèo nhờ được dạy nghề tạo việc làm. Bà Lý Thị Hải Hiền – Trưởng Phòng dạy nghề Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang. |
Ông Nguyễn Đức Quân – Chủ tịch Hội nông dân xã Phúc Ninh cho biết, ông Đình chỉ là một trong rất nhiều hộ nông dân được hưởng lợi từ chương trình dạy nghề cho nông dân. Đó cũng là thành quả của việc xây dựng chiến lược dạy nghề dựa trên thế mạnh kinh tế chủ lực của địa phương. Nhờ làm tốt công tác này mà từ năm 2016 địa phương đã quy hoạch thành vùng sản xuất cây ăn quả theo hướng hàng hóa thì vùng trồng cây ăn quả ở Phúc Ninh (Yên Sơn) mới được phát triển.
Hiện nay toàn xã có hơn 1.440 hộ thì có tới gần 1.000 hộ trồng cây ăn quả và có tới hơn 60% lao động trong hộ từng được tập huấn kỹ thuật hoặc được dạy nghề. Nhờ trồng cây ăn quả mà đời sống bà con khá giả lên trông thấy, thu nhập hộ không dưới 300 triệu đồng/trên một hộ, nhiều hộ doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng/năm.
Dạy nghề để mở rộng vùng chuyên canh
Ông Đinh Văn Hậu – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) cho biết, toàn huyện có hơn 3.000 héc ta cây ăn quả (chủ yếu là cam, bưởi), trong đó có hơn 1.000 héc ta cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định. Để phát triển hơn nữa về trồng cây ăn quả, từ đầu năm 2019 tới nay huyện đã kết hợp với nhiều đơn vị tổ chức mở 17 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, trong đó 90% trong tổng số lớp là dạy nghề trồng trọt cây ăn quả.
“Các mô hình dạy nghề nông nghiệp theo hướng sản xuất hữu cơ, VietGap được nhiều nông dân lựa chọn, đăng ký theo học. Tiếp đến là các lớp về chăn nuôi thú y. 100% các lớp dạy nghề đều được xây dựng dựa trên nhu cầu người học và thế mạnh của địa phương” – ông Hậu nói.
Còn theo bà Nguyễn Thị Vĩnh An – Phó Chủ tịch Hội Nông dân – Giám đốc Trung tâm dạy nghề nông dân tỉnh Tuyên Quang cho biết, từ 5 năm trở lại đây hoạt động dạy nghề của trung tâm đã được chuyển đổi một cách mạnh mẽ, bám sát nhu cầu của thị trường và thế mạnh của địa phương.
6 tháng đầu năm 2019 hội đã tuyển sinh đào tạo cho 525 học viên tại các xã xây dựng nông thôn mới, cụ thể hoạt động đào tạo tập trung vào các ngành nghề trong chương trình “mỗi xã một sản phẩm” và liên kết chuỗi giá trị phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp. Hiện Hội nông dân tỉnh đã khai giảng 4 lớp dạy nghề với 140 học viên tham gia. Hội nông dân các huyện, xã đã phối hợp tổ chức được 12 lớp dạy nghề cho 464 học viên tham gia.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới vào để dạy nghề cho bà con, nhằm phát triển tiếp những thế mạnh của địa phương, tiếp tục mở rộng vùng chuyên canh về cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hoặc vùng nuôi trồng bò, dê... theo hướng hàng hóa. Thay vì dạy kỹ thuật đơn thuần, chúng tôi sẽ dạy nông dân cách sản xuất theo chuỗi, cách kết nối các nguồn lực từ kinh tế, vốn, kỹ thuật, tới thị trường, khách hàng, đầu mối bao tiêu... để tạo ra những sản phẩm chất lượng không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi quốc tế” – bà An nói./.
Minh Anh-Bùi Tư