Đại dịch Covid-19 là vấn đề lớn mà thế giới chưa từng gặp phải ở cả tốc độ,ểnđổisốsoi kèo hạng 2 tây ban nha sự khốc liệt và quy mô. Đại dịch gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tại những quốc gia hùng mạnh, tiên tiến nhất trên thế giới như Mỹ, các nước châu Âu và tất nhiên cả những nền kinh tế thiên về sản xuất khác như Ấn Độ, Brazil. Vấn đề hóc búa do Covid-19 gây ra đã làm đứt gãy chuỗi liên kết giữa sản xuất, phân phối hàng hóa trên phương diện vĩ mô, khiến cho giao tiếp, làm việc giữa mọi người trở nên khó khăn hơn ở phương diện vi mô. Các doanh nghiệp bị tác động rất lớn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, bán hàng dẫn tới sụt giảm doanh thu, một số đơn vị thậm chí phá sản. Trong một bối cảnh khác, khoa học công nghệ tới thời điểm hiện tại đã đạt được nhiều bước tiến rực rỡ, đặc biệt trong những bài toán tối ưu hóa nguồn lực, tự động hóa quy trình và hỗ trợ nhận diện vấn đề, ra quyết định, tư vấn thông qua trí tuệ nhân tạo. Cả thế giới đã có những bước chuyển tích cực sang nền kinh tế hiện đại, thông minh được tạo ra với sự hỗ trợ đắc lực của Cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Để tiếp cận và tiệm cận với sự phát triển chung của thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng những ứng dụng công nghệ tiên tiến với sự quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Theo báo cáo Khảo sát Doanh nghiệp Gia đình 2021 – Góc nhìn Việt Nam của PwC, số doanh nghiệp gia đình Việt Nam tham gia khảo sát dự báo doanh nghiệp sẽ tăng trưởng trong năm 2021 chiếm tới 65%. Trong số doanh nghiệp tham gia khảo sát, 52% cho biết sẽ ưu tiên tăng cường công tác chuyển đổi số, áp dụng công nghệ mới. Một khảo sát khác của WorldBank cho thấy, tới tháng 6/2020, 48% doanh nghiệp tại Việt Nam chuyển sang nền tảng số. Chỉ trong 03 tháng tiếp theo, tỷ lệ tăng thêm tới 11%. Những nền tảng số được ứng dụng nhiều vào doanh nghiệp Việt Nam gồm quản trị, tiếp thị, giải pháp thanh toán và nhiều nhu cầu khác. Nhóm dự án trao đổi lấy ý kiến chuyên gia, đại diện doanh nghiệp và các đơn vị cung cấp giải pháp |