【kết quả brazil b】"DN FDI cần chủ động tạo điều kiện cho DN Việt tham gia chuỗi giá trị"
Với chủ đề “Liên kết Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài – Hợp tác hướng tới lợi ích chung”, Diễn đàn sẽ tập trung vào 3 phiên thảo luận: Tiến tới chuỗi giá trị, Giải quyết những thách thức về công nghệ và Tăng trưởng tài chính bền vững.
Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách trong thực thi pháp luật và chuẩn bị tổng kết 30 năm chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, Diễn đàn VBF sẽ là cơ hội thể hiện mạnh mẽ cam kết của Chính phủ chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy môi trường đầu tư ở Việt Nam hiệu quả hơn, bền vững hơn, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2018 là năm kỷ niệm 30 năm thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, nhiều chính sách được cập nhật kịp thời, bổ sung cho phù hợp, nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi đã được tháo gỡ và xử lý thuận lợi, từ đó đã tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, góp phần thu hút ngày càng nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển.
“Cộng đồng DN Việt Nam bao gồm DN trong nước và nước ngoài đã ngày càng trưởng thành, lớn lên cùng đất nước, đông thêm về số lượng, mạnh lên về tiềm lực và là động lực quan trọng góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua liên tục tăng trưởng ở mức cao, GDP năm 2017 đạt 220 tỷ USD tăng gấp 8 lần so với năm 1997, phấn đấu đến 2020 GDP đạt khoảng 300 tỷ USD”, ông Dũng nói.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh, có được những thành tựu nói trên không thể không nhắc đến sự đóng góp của khu vực DN FDI. Đến nay, đã có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với khoảng 26.000 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 326 tỷ USD và tổng vốn thực hiện đạt trên 180 tỷ USD.
Khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 20% GDP, trong đó 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho 3,6 triệu lao động trực tiếp và cho 5-6 triệu lao động gián tiếp.
Khu vực đầu tư nước ngoài đã có những hiệu ứng lan tỏa đối với các lĩnh vực của nền kinh tế, thông qua việc tiếp cận công nghệ tiên tiến và chuẩn mực quốc tế trong quản trị DN, phát triển kỹ năng của lực lượng lao động, cũng như tạo ra nhiều việc làm trong các lĩnh vực của nền kinh tế…
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, sự liên kết giữa khu vực FDI với khu vực DN trong nước cùng tham gia chuỗi giá trị chưa đạt như kỳ vọng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và hoạt động chuyển giao công nghệ còn ở mức thấp.
Với chủ đề “Liên kết DN trong nước và nước ngoài – Hướng tới lợi ích chung” của Diễn đàn giữa kỳ lần này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các tham luận của cộng đồng DN sẽ không chỉ phản ánh những vấn đề đang được quan tâm, mà còn tập trung đi sâu phân tích, đánh giá về những khó khăn, nguyên nhân, bài học và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa DN trong nước và DN FDI.
Theo đó, để tăng cường sự liên kết đó, các DN nước ngoài cần chủ động tạo điều kiện cho các DN Việt Nam có cơ hội từng bước tham gia vào chuỗi giá trị. DN trong nước phải nỗ lực đổi mới tư duy quản lý theo hướng hiện đại, tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng và trình độ lao động, tăng năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh”.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, đồng hành cùng với DN, Chính phủ phải có các biện pháp thiết thực nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ cho sự liên kết giữa DN trong nước và DN nước ngoài một cách hiệu quả và dễ tiếp cận.
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao những kiến nghị hợp lý, mang tính xây dựng của cộng đồng DN cũng như tinh thần hợp tác, có trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việc xem xét, giải quyết các khuyến nghị nhằm xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng cạnh tranh, hấp dẫn, an toàn, minh bạch, xây dựng mối liên kết DN trong nước và nước ngoài hiệu quả, hướng tới lợi ích chung”, ông Nguyễn Chí Dũng nói.
Đồng thời, với tư cách là cơ quan đầu mối của Chính phủ trong việc tổ chức Diễn đàn DN, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp những kiến nghị của cộng đồng DN, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi luật pháp, chính sách, đồng thời chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương xem xét, giải quyết những khó khăn vướng mắc của cộng đồng DN.
相关文章
Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2022025-01-26Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt cộng đồng người Việt tại Trung Quốc
Chiều 7/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thủ đô Bắc Ki2025-01-26Hôm nay Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội
Sáng 20/5, Quốc hội khóa 15 khai mạc kỳ họp thứ 7. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt với tổng thời gi2025-01-26Tướng Nguyễn Tân Cương: Máy bay không người lái tiềm ẩn nguy cơ đe dọa QPAN
Chiều 1/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự Luật Phòng không nhân dân. Dự thảo Luật Phòng khô2025-01-26Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
Giá thép xây dựng trong nước duy trì ổn định ở mức 13.700 - 14.000 đồng/kg. Ảnh tư liệuGiá thép tron2025-01-26Nguyên Bộ trưởng Trần Thị Thanh Thanh từ trần
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho biết, TS. Trần Thị Thanh Thanh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng;2025-01-26
最新评论