您的当前位置:首页 > La liga > 【bảng xếp hạng cầu thủ ghi bàn ngoại hạng anh】“Siết” sản xuất, kinh doanh rượu 正文

【bảng xếp hạng cầu thủ ghi bàn ngoại hạng anh】“Siết” sản xuất, kinh doanh rượu

时间:2025-01-26 01:15:45 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Kiểm soát chặt kinh doanh rượuLập lại trật tự thị trườngNgày 14/3/2017, sau nhiều sự cố ngộ độc rượu bảng xếp hạng cầu thủ ghi bàn ngoại hạng anh

“Siết” sản xuất,Siết<strong>bảng xếp hạng cầu thủ ghi bàn ngoại hạng anh</strong> kinh doanh rượu
Kiểm soát chặt kinh doanh rượu

Lập lại trật tự thị trường

Ngày 14/3/2017, sau nhiều sự cố ngộ độc rượu, thậm chí chết người xảy ra liên tục tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BCT về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản xuất, kinh doanh rượu; với nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm chủ động ngăn chặn các sự cố ATTP tương tự xảy ra, giảm thiểu các thiệt hại do ngộ độc thực phẩm gây ra, bảo đảm an toàn tính mạng NTD và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh rượu trên cả nước.

Cục QLTT (Bộ Công Thương) đã chỉ đạo Chi cục QLTT 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát đối với sản phẩm rượu do dân tự nấu, tự pha chế, rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, việc thực hiện các điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh rượu; chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nấu thủ công; đặc biệt là ở những địa bàn trọng điểm như: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP.Hồ Chí Minh.

Đáng chú ý, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản chỉ đạo 63 Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2017 với chủ đề: “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát, phòng tránh ngộ độc rượu”. Tại Hà Nội - một trong những địa phương tiên phong và có phản ứng nhanh nhất ngay sau khi Cục QLTT có văn bản triển khai kế hoạch, Sở Công Thương đã tổ chức tổng kiểm tra, kiểm soát cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, phòng chống ngộ độc rượu trên địa bàn thành phố với 689 lượt kiểm tra. Còn tại Bắc Ninh, Chi cục QLTT đã phối hợp với cơ quan liên quan triển khai kiểm tra và lấy mẫu tại chỗ thử test nhanh các mẫu rượu đối với các hộ dân nấu rượu thủ công trên địa bàn, yêu cầu các hộ dân nấu rượu thủ công cam kết không pha chế cồn công nghiệp và chất cấm sử dụng vào rượu.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, lực lượng QLTT đã kiểm tra 966 vụ, xử lý 491 vụ, phạt tiền gần 1,1 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm trên 734 triệu đồng, tạm giữ, tịch thu 40.176 lít rượu, 1.431 chai rượu các loại...

Nâng cao năng lực quản lý

Với những kết quả nỗ lực trong công tác kiểm tra, xử lý, tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động kinh doanh rượu, Chính phủ đã chính thức giao Bộ Công Thương phụ trách công tác quản lý ATTP với mặt hàng này. Theo đó, song song với thực hiện các đợt cao điểm kiểm tra, xử lý, Bộ Công Thương tiếp tục chủ động phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát bãi bỏ những điều kiện đầu tư kinh doanh trùng lặp, không còn phù hợp, nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; đẩy mạnh xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia để phục vụ công tác quản lý nhà nước về ATTP đối với mặt hàng rượu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, sẽ kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý ATTP từ Bộ tới địa phương theo hướng tinh gọn và nâng cao hiệu quả quản lý. Đồng thời, nghiên cứu và xác định một số giải pháp mang tính “đột phá” trong công tác quản lý ATTP theo hướng: Nâng cao năng lực quản lý, đơn giản hóa tiến tới giảm và bỏ các thủ tục hành chính không phù hợp để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phù hợp với quy ước trong nước và quốc tế.

Bộ Công Thương đang thực hiện rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực ATTP theo hướng bãi bỏ một số điều kiện để phù hợp với thực tiễn, tránh trùng lặp và thiếu tính khả thi; đồng thời lên kế hoạch triển khai xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý đến năm 2020, trong đó có mặt hàng rượu.