【đội hình bologna gặp sassuolo】Cả "mớ" hàng rào kỹ thuật đang kìm chân nông sản xuất khẩu

时间:2025-01-10 00:32:55来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

ca quotmoquot hang rao ky thuat dang kim chan nong san xuat khau

Xuất khẩu nông sản ngày càng phải đối mặt nhiều rào cản kỹ thuật từ các thị trường. Ảnh: Nguyễn Thanh

2 hàng rào kỹ thuật nổi cộm

Phát biểu tại hội thảo "Nâng cao năng lực xuất khẩu và an toàn thực phẩm nông sản Việt Nam: Vai trò của quản lý hóa chất nông nghiệp" do Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức CropLife Việt Nam tổ chức ngày 27/12,ảampquotmớampquothàngràokỹthuậtđangkìmchânnôngsảnxuấtkhẩđội hình bologna gặp sassuolo tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PNT Lê Quốc Doanh cho biết: Năm nay, xuất khẩu toàn ngành dự kiến cán đích 40 tỷ USD. Nông sản Việt đã được xuất khẩu đến hơn 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Những năm qua, tại các thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao như Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản..., nông sản Việt cũng đã xuất khẩu được. Như vậy, xuất khẩu nông sản không chỉ tăng về số lượng mà còn về chất lượng. Tuy nhiên, nông sản không phải không có vấn đề. "Nhiều thị trường ngày càng yêu cầu cao. Chúng tôi đang cố gắng không chỉ nâng cao chất lượng, năng suất mà còn cả vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.

Liên quan tới vấn đề này, ông Jeroen Pasman-Trưởng phòng Kinh doanh xuất khẩu (Công ty The Fruit Republic đánh giá: Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Đây là điều kiện tốt để tự do thông thương, trao đổi hàng hóa, tuy nhiên vẫn còn nhiều hàng rào kỹ thuật khác mà Việt Nam phải đàm phán.

Điển hình như trường hợp chuối chưa xuất khẩu được sang Philippines, dừa chưa sang được Trung Quốc hay nhiều rau quả chưa sang được Nhật Bản vì các quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật. Chính phủ cần tiếp tục đàm phán để gỡ được các hàng rào kỹ thuật này. "Thách thức lớn nhất hiện nay của Việt Nam là nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu", ông Pasman nói.

Ông Nguyễn Xuân Hồng-nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) phân tích: Nông sản Việt Nam xuất khẩu đang phải chịu 2 hàng rào kỹ thuật quan trọng nhất là an toàn thực phẩm và kiểm địch động, thực vật.

Đối với an toàn thực phẩm, hóa chất rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Hầu hết các nước đều phải sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón... nhưng nếu đáp ứng được quy định về mức dư lượng tối đa cho phép thì vẫn đảm bảo xuất khẩu. "Giải pháp đặt ra là sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt và theo chuỗi. Người sản xuất phải hiểu được các quy định của các nước nhập khẩu nông sản", ông Hồng khẳng định.

Xem xét lại quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Đứng từ góc độ đại diện doanh nghiệp, bà Nguyễn Ánh Hồng-Tổng Thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam nêu quan điểm: Cần xem xét lại nhiều vấn đề xung quanh việc quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Ví dụ, với cây chè, có những loại thuốc Việt Nam cấm sử dụng, thị trường xuất khẩu như EU lại không cấm. Trong khi đó, có loại thuốc sử dụng phun trên chè Việt Nam cho phép, song xuất hàng sang EU lại không được.

Doanh nghiệp đang rất khó khăn để tìm kiếm loại thuốc phù hợp, đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu. Hiện nay, doanh nghiệp cập nhật thông tin từ nước ngoài còn nhanh hơn cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ, mức yêu cầu về ngưỡng tồn dư tối đa (MRL) của EU 6 tháng thay đổi một lần, doanh nghiệp nắm được để khuyến cáo nông dân, có đề xuất đến cơ quan quản lý.

"Thời gian qua, Bộ NN&PTNT và Cục Bảo vệ thực vật đã làm khá tốt công tác xử lý khi hiệp hội có đề xuất cấm loại thuốc nào đó bởi thị trường xuất khẩu cấm. Tuy nhiên, thời gian tới, cơ quan quản lý cần làm tốt hơn nữa, kịp thời công bố, khuyến cáo các thuốc không cho phép sử dụng, đồng thời làm rõ những loại thuốc thị trường xuất khẩu như EU không cấm, song Việt Nam lại cấm sử dụng", bà Hồng nói.

Cũng theo bà Hồng, cần có sự mở rộng hơn nữa trong danh sách thuốc bảo vệ thực vật để nông dân, doanh nghiệp có sự lựa chọn. Hiện tại, doanh nghiệp đang tốn rất nhiều tiền thử các loại thuốc. Ví dụ, với loại bệnh nhất định, doanh nghiệp phải thử xem loại thuốc nhất định có được không, dư lượng đạt để có thể xuất khẩu hay không.

"Doanh nghiệp đang làm cả việc lẽ ra phải có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước. Chúng tôi đề nghị nên có việc xem xét, nhìn lại danh mục các loại thuốc được sử dụng, hoặc có thể làm như các nước là không cấm nhưng đưa ra mức MRL", bà Hồng nhấn mạnh.

Nhìn ở bình diện tổng thể hơn, ông Siang Hee Tan-Giám đốc điều hành CropLife Asia đánh giá: Trong chuỗi sản xuất, từng nhóm đối tượng lại cần sự chuẩn bị khác nhau, trong đó nhóm đối tượng nông hộ cần có sự chuẩn bị tốt hơn. Nhóm nông hộ có thể cần quy trình hướng dẫn cụ thể, cần giống, đất, đầu vào…, trong khi nhóm khác lại cần hỗ trợ trong khâu xuất khẩu... Chính sách phù hợp của Bộ NN&PTN có thể giúp đảm bảo tất cả nhóm, trong đó có nhóm nông hộ đóng góp toàn diện vào tăng trưởng GDP ở Việt Nam từ ngành nông nghiệp.

"Việt Nam cần làm thế nào để tiếp tục đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh hơn nữa chứ không chỉ trong phạm vi 180 quốc gia và vùng lãnh thổ đã xuất khẩu được. Tuy nhiên, điểm mấu chốt bên cạnh thúc đẩy xuất khẩu là Việt Nam cũng không được quên phải cung cấp lương thực an toàn, sạch, đủ dinh dưỡng cho người dân Việt Nam", ông Siang Hee Tan nói.

相关内容
推荐内容