发布时间:2025-01-26 07:34:02 来源:88Point 作者:Cúp C2
Theo đơn bà Thi trình bày, vợ chồng bà được Nhà nước cấp 23.420 m2 đất thuộc các thửa 382, 383, 384, 385 và 407 từ năm 1975, vợ chồng bà đã khai phá từ đó. Đến năm 1995, UBND xã Khánh Hưng lấy lại đất nhưng không bồi hoàn thành quả lao động cho gia đình bà. Đến tháng 10/2016, bà có đơn trình UBND xã Khánh Hưng công nhận phần đất của gia đình bà là do Nhà nước cấp để làm thủ tục công nhận QSDĐ.
Qua xác minh thực tế, bà Thi và gia đình chưa cung cấp những chứng cứ pháp lý là đất do Nhà nước cấp thuộc các thửa nêu trên cho gia đình bà như: ai ra quyết định cấp, cấp có thẩm quyền cấp… Mặt khác, Phòng Địa chính huyện Trần Văn Thời (nay là Phòng Tài nguyên - Môi trường) xác định phần đất bà Thi yêu cầu có nguồn gốc và thuộc quản lý của Nhà nước từ năm 1930 đến nay.
Cụ thể, tại Thông báo số 17 ngày 13/7/1995 của Phòng Địa chính huyện Trần Văn Thời về việc giải quyết tranh chấp đất nghĩa trang cầu Chữ Y, thuộc xã Khánh Hưng, giữa UBND xã Khánh Hưng với 2 hộ dân: Lê Văn Chỉ và Nguyễn Văn Đường - người đang cư trú tại phần đất (ông Nguyễn Văn Đường là chồng bà Huỳnh Thị Thi). Thông báo nêu rõ: Toàn bộ diện tích đất này là đất có nguồn gốc đổi để sử dụng làm nghĩa trang, nay không sử dụng làm nghĩa trang nên vẫn thuộc quỹ đất của UBND xã. Hộ ông Chỉ và ông Đường chỉ ở tạm trên phần đất chưa sử dụng của UBND xã chứ chưa được cấp có thẩm quyền cấp đất.
Năm 1995, UBND xã trưng dụng phần đất này để xây dựng trường học. Từ đó kết luận: Việc xây dựng trường học là cần thiết. Để đảm bảo thủ tục xây dựng, UBND xã Khánh Hưng phải làm tờ trình cấp thẩm quyền xin cấp đất xây dựng. Diện tích còn lại (sau khi xây dựng trường học) nên ưu tiên cho ông Đường, ông Chỉ tạm mượn để sản xuất.
Trong quá trình xây dựng trường học, phần hoa màu trên mặt đất đã trồng trước ngày UBND xã thông báo thì phải bồi hoàn, còn số hoa màu trồng sau ngày thông báo thì coi như không bồi hoàn.
Một tình tiết khác, tại Báo cáo số 54 ngày 24/2/2017 của UBND xã Khánh Hưng, báo cáo về diễn biến tiếp nhận đơn yêu cầu và trả lời tiếp công dân và nguồn gốc tại khu đất nghĩa trang ấp Bình Minh 2.
Trước đó, ngày 6/10/2016, UBND xã Khánh Hưng tiếp nhận đơn của bà Huỳnh Thị Thi yêu cầu bồi thường thành quả lao động do UBND xã thu hồi đất để xây dựng trường học và cơ quan xã đội. “Đây là đơn yêu cầu đầu tiên của bà Thi từ khi đến tạm trú trên diện tích đất này năm 1995 đến nay”, ông Hồ Thiên Chúa, Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng, cho hay.
UBND xã đã giải thích và nêu rõ nguồn gốc đất tại khu nghĩa trang ấp Bình Minh 2, nơi bà Thi đang ở cho bà Thi hiểu. Đồng thời, vận động bà Thi rút đơn yêu cầu với lý do phần đất này do UBND xã quản lý và sử dụng từ lâu.
Ông Hồ Thiên Chúa cho biết thêm, vào tháng 4/2010, ông Lê Anh Chỉ và bà Huỳnh Thị Thi tự ý đào ao kê liếp trồng dừa, chuối, bạch đàn trên phần đất xã quản lý. Cùng lúc này, khi phát hiện, UBND xã Khánh Hưng lập biên bản buộc các hộ dân ngừng việc kê liếp và khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
Phía bà Thi có tờ tự nhận việc đào ao không xin phép UBND xã và UBND xã đã ra quyết định xử phạt mỗi hộ 1 triệu đồng. Bà Thi xin tự nguyện trả lại đất nhưng có yêu cầu chừa lại phần nhà ở và mồ mả ông bà, đồng thời không xử phạt nếu gia đình không chống đối.
Đến tháng 10/2010, UBND xã tiến hành lập biên bản buộc bà Thi phải di dời các loại cây lâu năm đã trồng trả lại mặt bằng để UBND xã Khánh Hưng xây dựng trụ sở xã đội và bà Thi chấp thuận. “Nghĩa là theo Thông báo số 17, lập năm 1995 của Phòng Địa chính, việc bà Thi và các hộ dân tự trồng cây sau khi thông báo thì không bồi hoàn”, ông Chúa giải thích.
Như vậy, việc bà Thi yêu cầu bồi hoàn thành quả lao động, xem xét các thửa đất nêu trên là đất của gia đình bà được Nhà nước cấp là chưa đủ cơ sở và tính pháp lý.
Phong Phú
相关文章
随便看看