当前位置:首页 > Thể thao > 【sapporo – kashima】Thêm 6 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hoá

【sapporo – kashima】Thêm 6 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hoá

2025-01-24 23:50:29 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

CPH

Ảnh T.L

Khó hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá

Theêmdoanhnghiệpđượcphêduyệtphươngáncổphầnhoásapporo – kashimao Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong 8 tháng đầu năm 2020, Cục Tài chính doanh nghiệp đã nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 6 doanh nghiệp (DN), trong đó có 1 DN thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng là Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hải Dương. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN đã hoàn thành công bố giá trị DN của 1 tổng công ty là Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 (EVENGENCO2).

Lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 8/2020, đã có 177 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị DN là 443.503 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn Nhà nước là 207.116 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 177 DN đã cổ phần hóa, chỉ có 37/128 DN cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 28% kế hoạch).

Số DN còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch 4 tháng còn lại năm 2020 là 91 DN (trong đó triển khai xác định và công bố giá trị DN để cổ phần hóa là 90 DN).

Như vậy, tiến độ cổ phần hóa các DN còn chậm. Những đơn vị còn nhiều DN thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 là: TP. Hà Nội có 13 DN (4 tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; TP. Hồ Chí Minh có 38 DN (11 tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN phải cổ phần hóa 6 DN (3 tập đoàn, 3 tổng công ty); Bộ Công thương 4 DN (3 tổng công ty, trong đó đã công bố giá trị 1 tổng công ty); Bộ Xây dựng 2 tổng công ty.

Về thoái vốn, trong 8 tháng đầu năm 2020, các tập đoàn, tổng công ty thực hiện thoái vốn với giá trị 604,9 tỷ đồng, thu về 1.116,4 tỷ đồng. Theo báo cáo của các đơn vị, trong 8 tháng, có 10 DN thuộc danh mục phải thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 260 tỷ đồng, thu về 678 tỷ đồng. Lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến tháng 8/2020 là 25.634 tỷ đồng, thu về 172.877 tỷ đồng.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 phê duyệt danh mục có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020. Theo đó trong 5 tháng cuối năm 2020, cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ thực hiện thoái vốn tại 120 DN. Bộ Xây dựng thoái vốn tại 4 tổng công ty đến trước ngày 30/11/2020, nếu không hoàn thành sẽ chuyển giao sang SCIC để thực hiện thoái vốn. Chuyển giao 14 DN về SCIC để thực hiện thoái vốn. 18 DN thực hiện thoái vốn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nhìn chung, tình hình cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn 2016 - 2019 và 8 tháng đầu năm 2020 vẫn chậm, do đó việc hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá, thoái vốn trong thời gian còn lại của năm 2020 được coi là khó khả thi.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả cơ cấu lại DNNN

Trong tình hình này, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, DNNN thực hiện một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn.

Theo đó, các DNNN thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trình UBND các tỉnh, thành phố có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị DN cổ phần hóa theo đúng quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 cùng các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN thuộc danh mục cổ phần hóa đến hết năm 2020 triển khai hoàn thành công tác xác định giá trị DN, xử lý tài chính, công bố giá trị DN trong năm 2020.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các DN có vốn nhà nước phải thực hiện thoái vốn trong năm 2020 triển khai công tác thoái vốn theo quy định, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quy định đối với các trường hợp thoái vốn gặp khó khăn, vướng mắc để điều chỉnh cho phù hợp.

Người đứng đầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo quyết liệt trong việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo kế hoạch đã đề ra, gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả triển khai công tác cơ cấu lại DNNN, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi không hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ đã giao. Đồng thời, thường xuyên đôn đốc, giám sát, kịp thời tháo gỡ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn./.

Hoàng Yến

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读