您的当前位置:首页 > Thể thao > 【ty le ca cuoc anh】Thực hiện tốt chức năng giám sát 正文

【ty le ca cuoc anh】Thực hiện tốt chức năng giám sát

时间:2025-01-09 23:39:48 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Một trong những nội dung quan trọng của HÐND các cấp là hoạt động giám sát. Với HÐND huyện Thới Bình ty le ca cuoc anh

Báo Cà MauMột trong những nội dung quan trọng của HÐND các cấp là hoạt động giám sát. Với HÐND huyện Thới Bình, ông Lê Văn Ðen, Phó Chủ tịch HÐND huyện, khẳng định: “Giám sát là hoạt động giúp HÐND nắm bắt, đánh giá việc triển khai nghị quyết, những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực và cả những băn khoăn, bức xúc của từng địa phương, của Nhân dân”.

Một trong những nội dung quan trọng của HÐND các cấp là hoạt động giám sát. Với HÐND huyện Thới Bình, ông Lê Văn Ðen, Phó Chủ tịch HÐND huyện, khẳng định: “Giám sát là hoạt động giúp HÐND nắm bắt, đánh giá việc triển khai nghị quyết, những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực và cả những băn khoăn, bức xúc của từng địa phương, của Nhân dân”.

Theo đó, việc xây dựng chương trình, nội dung và đề cương chi tiết giám sát chuyên đề được đặc biệt quan tâm. Các ban của HÐND, từng đại biểu HÐND cũng thể hiện ý thức trách nhiệm cao độ của mình.

Giám sát phải thoát khỏi hình thức

Ông Ðen cho biết: “Hoạt động của HÐND đang hướng đến các vấn đề thực chất, đáp ứng nguyện vọng, yêu cầu của cử tri. Giám sát cũng vậy, tuyệt đối phải tránh hình thức, không quá chú trọng vào báo cáo giấy tờ mà phải sâu sát với tình hình thực tế, lắng nghe ý kiến của bà con”.

Các ban HÐND huyện Thới Bình ghi nhận ý kiến đóng góp của cử tri.

Theo luật tổ chức và hoạt động của HÐND, hằng năm đều phải xây dựng và báo cáo kết quả hoạt động giám sát. Riêng ở HÐND huyện, chỉ có 2 ban là kinh tế - xã hội và pháp chế nên khối lượng công việc và lĩnh vực giám sát tương đối rộng.

Từ thực tế hoạt động, ông Ðen chia sẻ: “Bằng tinh thần, trách nhiệm, đặc biệt là sự đóng góp, đánh giá của cử tri, các đại biểu luôn tham gia đầy đủ các đoàn giám sát, có nghiên cứu cụ thể lĩnh vực mình nắm bắt, rất chịu khó đi khảo sát trực tiếp ở cơ sở”.

Ông Trần Văn Ðoan, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội HÐND huyện, thông tin: “Chúng tôi coi giám sát là kênh thông tin vô cùng quan trọng để nắm bắt các vấn đề của địa phương. Ðại biểu HÐND phải là chỗ dựa tin cậy, thực hiện được lời hứa, sự cam kết trước cử tri”.

Mỗi chuyến giám sát, ngoài báo cáo văn bản, ông Ðoan cũng cẩn thận ghi nhận lại những ý kiến của bà con, phát hiện những vấn đề tồn đọng, bức xúc trong dân và cùng trao đổi, bàn bạc với các đồng chí lãnh đạo hoặc với các ngành cụ thể để có biện pháp tháo gỡ.

Ông Ðoan nhấn mạnh: “Nhiều nơi, báo cáo địa phương cho thấy số lao động được giải quyết việc làm khá nhiều, tuy nhiên, khi hỏi kỹ thì chỉ là lao động đăng ký đi làm ngoài tỉnh”.

Theo lời ông Ðoan, phải hiểu giải quyết việc làm là quy trình mở lớp dạy nghề, liên kết hoặc mở ra các sàn giao dịch việc làm, giới thiệu học viên của địa phương vào làm, còn đằng này phần lớn là tự ý ra ngoài tỉnh kiếm việc làm. Tình hình thực tế, nhiều nơi còn không nắm hết được lượng lao động của mình đi ra tỉnh ngoài là bao nhiêu, nói gì đến giải quyết việc làm. Báo cáo như vậy là không trung thực, không đúng thực tế.

“Phải như xã Tân Lộc, lãnh đạo xã mời doanh nghiệp về giới thiệu cho bà con, tạo điều kiện đi lại, vậy mới có thể coi là giải quyết việc làm”, ông Ðoan cho biết thêm. Với nhận thức và nắm bắt như vậy, các đại biểu HÐND huyện Thới Bình đã đổi mới trong nhận thức, trong tư duy, đặc biệt là thoát khỏi tính hình thức.

Cách tổ chức giám sát của HÐND huyện Thới Bình cũng được xây dựng khoa học, có chủ điểm, trọng tâm và hết sức nghiêm túc. Kế hoạch về thời gian, nội dung, thành phần, yêu cầu được gởi đến các địa điểm giám sát. Ông Ðen chia sẻ: “Chúng tôi không cần các báo cáo rập khuôn, mà phải bám theo yêu cầu của đoàn giám sát. Phải trả lời và có số liệu đầy đủ, chính xác ở những nội dung cốt lõi. Có kiến nghị, đề xuất cũng không chung chung, khó ở đâu đề xuất ở đó, phải nêu được đầu công việc cụ thể”.

Còn ông Ðoan thì nhận định: “Giám sát là để ghi nhận những cái làm được, phát hiện những điều chưa ổn để trao đổi, bàn bạc với các địa phương, lĩnh vực… phải coi đây là tiền đề hết sức quan trọng trong việc điều hành, lãnh đạo địa phương”.

Giám sát gắn với cơ sở

Cùng theo đoàn giám sát Ban Kinh tế - Xã hội, HÐND huyện Thới Bình về Biển Bạch Ðông, mới thấy tâm huyết và cách làm việc hiệu quả của cơ quan dân cử. Ngoài báo cáo trọng tâm, trước đó, đoàn đã về khảo sát và đánh giá chất lượng giảm nghèo ở một số hộ vừa thoát nghèo. Thay vì tập trung những con số, các đại biểu xoáy sâu vào đặc trưng, thế mạnh và những vướng mắc của địa phương.

Tại đây, ông Nguyễn Phi Thoàn, Phó Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Biển Bạch Ðông đang trong giai đoạn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, là một trong những xã đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, xây dựng các mô hình kinh tế linh hoạt để phát triển”.

Trao đổi nhanh với chúng tôi, ông Lê Văn Ðen nhận xét: “Sự chuẩn bị của Biển Bạch Ðông tương đối tốt, đầy đủ thành phần, đối tượng giám sát đúng yêu cầu của đoàn”. Các vấn đề về phát triển kinh tế, tổ chức cán bộ, ngân sách và xây dựng nông thôn mới được đặc biệt quan tâm trong chuyến khảo sát này. Không khí làm việc khẩn trương, tích cực và trên tinh thần đối thoại, thẳng thắn chia sẻ.

Ông Thoàn thông tin: “Biển Bạch Ðông là vùng đất lúa - tôm, có cây mía, củ gừng và mới đây là con tôm càng xanh, đây là những thế mạnh của địa phương cần được nghiên cứu phát triển”.

Ông Ðoan làm Trưởng đoàn giám sát tại Biển Bạch Ðông đặt ra hàng loạt câu hỏi với củ gừng: “Ðất này có nên trồng gừng không? Trồng như thế nào hiệu quả? Ðịa phương đã giúp bà con trồng gừng ở những việc gì? Biển Bạch Ðông sẽ đột phá kinh tế bằng thế mạnh nào?”.

Cán bộ nông nghiệp của xã, chị Nguyễn Thuỳ Linh, cho biết: “Củ gừng rất hợp với đất này, cũng như khóm. Tuy nhiên, nên trồng gừng cách mùa, vì trồng liên tục đất sẽ nhiễm mầm bệnh, bạc màu, năng suất thấp. Thêm nữa, đầu ra củ gừng chưa ổn định, giá cả thị trường thấp. Với trách nhiệm của mình, cán bộ nông nghiệp cố gắng hướng bà con vào lịch thời vụ, chuyển giao kinh nghiệm, hiểu biết, các lớp tập huấn…”.

Ông Ðoan cũng gởi gắm: “Cán bộ nông nghiệp là người hết sức quan trọng, phải là cầu nối giữa lãnh đạo địa phương với bà con, giúp bà con nhiều hơn nữa”. Khác với những con số về thu nhập bình quân, tỷ lệ hộ nghèo, chuyện củ gừng đã làm cho buổi giám sát thêm gần gũi, hiệu quả.

Góp ý phần đề xuất, kiến nghị, ông Ðen nêu ý kiến: “Biển Bạch Ðông đề nghị rất chung chung. Nếu khó ở chỗ nào thì kiến nghị ở đó, ví dụ như kinh phí, hầu như khó thay đổi vì có dự toán phân giao hằng năm, cần vốn để chuyển giao khoa học - công nghệ, định hình các mô hình kinh tế cần ghi rõ làm gì, như thế nào, hướng tới ra sao, kể cả ai hỗ trợ… như vậy sẽ thiết thực hơn”.

Việc thực hiện các chế độ, quy định của HÐND phải hết sức nghiêm túc. Qua buổi giám sát, ông Thoàn cho biết: “Các đại biểu cho nhiều ý kiến sát sườn về những khó khăn của địa phương, giúp chúng tôi có hướng điều chỉnh kịp thời. Mỗi đợt giám sát, địa phương lại có thêm động lực để phấn đấu, phát triển”. Biển Bạch Ðông đang trên đà đổi mới mạnh mẽ, cái đích nông thôn mới như lời khẳng định của ông Thoàn là: “do dân và vì dân”./.

Bài và ảnh: Phạm Nguyên