【rennes vs lens】Xuất nhập khẩu bất ngờ giảm mạnh, Việt Nam nhập siêu trong nửa đầu tháng 11
Xuất nhập khẩu có thể lập kỷ lục 540 tỷ USD trong năm nay | |
Infographics: Tổng quan xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thành viên RCEP | |
Infographics: Biến động 8 nhóm hàng xuất nhập khẩu chục tỷ USD |
Biểu đồ: T.Bình. |
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2020 (1-15/11) đạt 23,15 tỷ USD, giảm mạnh 13,8% (tương ứng giảm 3,71 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2020.
Kết quả trong nửa đầu tháng 11 đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu đến hết ngày 15/11 đạt 463,11 tỷ USD, tăng 2,7%, tương ứng tăng 12,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 310,4 tỷ USD, tăng 7% (tương ứng tăng tới 20,37 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 152,72 tỷ USD, giảm 5% (tương ứng giảm 8,05 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Trong kỳ 1 tháng 11, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 63 triệu USD. Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11, cán cân thương mại hàng hóa vẫn thặng dư lớn với con số xuất siêu 19,42 tỷ USD.
Về xuất khẩu, kỳ 1 tháng 11 đạt 11,54 tỷ USD, giảm 20,5% (tương ứng giảm 2,97 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 10/2020.
Một số nhóm hàng chủ lực sụt giảm mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 547 triệu USD, tương ứng giảm 24%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 464 triệu USD, tương ứng giảm 16,7%; hàng dệt may giảm 326 triệu USD, tương ứng giảm 25,5%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 309 triệu USD, giảm 19,1%...
Hết 15/11, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 241,26 tỷ USD, tăng 4,9% tương ứng tăng 11,25 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 169,97 tỷ USD, tăng 6,5%, tương ứng tăng 10,33 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 70,4% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Ở chiều nhập khẩu, tổng trị giá trong kỳ 1 tháng 11 đạt 11,61 tỷ USD, giảm 6% (tương ứng giảm 740 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2020.
Các mặt hàng bị sụt giảm đáng kể như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 242 triệu USD, tương ứng giảm 7,6%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 131 triệu USD, tương ứng giảm 7,5%...
Tuy nhiên, dữ liệu của Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận một số nhóm có sự tăng trưởng khá như: dầu thô tăng 118 triệu USD, tương ứng tăng mạnh 142,2%; sắt thép các loại tăng 35 triệu USD, tương ứng tăng 12,3%...
Hết 15/11, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 221,85 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5% (tương ứng tăng 1,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, doanh nghiệp FDI đạt 140,43 tỷ USD, tăng 7,7% (tương ứng tăng 10,04 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 63,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
(责任编辑:Thể thao)
- Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- Nghệ An: Xử phạt các cơ sở kinh doanh hàng lậu qua Facebook
- Tăng cường công tác quản lý thông tin thuê bao, xử lý triệt để tình trạng SIM rác
- Panasonic sẽ chuyển dây chuyền hoạt động sản xuất đồ gia dụng sang Việt Nam
- Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- Tác hại khi sử dụng đồ nhựa và thực phẩm nóng khi mang thai
- Vaccine ngừa Covid
- Sau khi xuất khẩu sang Úc, sầu riêng Việt Nam bán 'đắt như tôm tươi'
- Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- Khách hàng 'tố' Công ty Hoàng Gia phân phối hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc
- Thực phẩm chức năng
- Người Nhật, Mỹ đồng loạt nhận được hạt giống lạ đến từ Trung Quốc: Sự thật phía sau
- Phuơng pháp đầu tư tập trung có phù hợp cho nhà đầu tư trong năm 2025?
- Bàn đạp phanh ô tô thấp và bị hụt
- Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- Cục thuế Tp. HCM cảnh báo: Hóa đơn điện tử cũng bị làm giả
- Tiếp tục phát hiện thêm gần 200 nghìn khẩu trang y tế không rõ nguồn gốc
- Hồ tiêu của doanh nghiệp Việt Nam mắc kẹt tại Nepal được tái xuất về nước
- Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- Tinh vi thủ đoạn kinh doanh khẩu trang không rõ nguồn gốc, xuất xứ