【bang xep hang nga】Không khí hỗ trợ doanh nghiệp đang diễn ra rất mạnh mẽ

时间:2025-01-10 07:42:40 来源:88Point

khong khi ho tro doanh nghiep dang dien ra rat manh me

Ông Đậu Anh Tuấn,ôngkhíhỗtrợdoanhnghiệpđangdiễnrarấtmạnhmẽbang xep hang nga Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Ông đánh giá như thế nào về việc thực hiện cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành và cải thiện môi trường kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua?

- Trong một năm vừa qua, các bộ, ngành đã quyết liệt trong việc đưa ra các phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh và đến ngày 31/10/2018 hầu hết các bộ, ngành đã hoàn thành, thậm chí là hoàn thành vượt mức các kế hoạch cắt giảm điều kiện kinh doanh mà Chính phủ yêu cầu. Cải cách kiểm tra chuyên ngành cũng đang diễn ra rất mạnh mẽ. Như vậy, chúng ta đã thấy mức độ chuyển biến về các địa phương, cũng như không khí cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đang diễn ra rất mạnh mẽ.

Một số mô hình mới được các doanh nghiệp đánh giá cao, như mô hình hành chính công tập trung ở các địa phương. Mô hình này hiện nay mới chỉ tập trung ở một số địa phương và doanh nghiệp có đánh giá thực sự hiệu quả cũng chỉ ở một số tỉnh, thành phố nhất định. Việc cắt giảm thanh tra kiểm tra, áp dụng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp ở cấp độ 3 và cấp độ 4 đang diễn ra rất mạnh mẽ nhưng điều này còn có thể làm được tốt hơn nữa.

Đặc biệt là mô hình trung tâm hành chính công cấp Bộ vừa được thực hiện ở Bộ Xây dựng. Tuy chỉ mới bắt đầu thực hiện được hơn 2 tháng nhưng đây là một tín hiệu tích cực, nhiều thủ tục hành chính phức tạp, vốn đã tồn tại cơ chế xin – cho rất nặng nề, nếu thực hiện minh bạch và tập trung ở một nơi là một tín hiệu tốt. Vì vậy, doanh nghiệp kỳ vọng vào mô hình hành chính công cấp Bộ này có thể mở ra ở nhiều bộ, ngành khác.

Rõ ràng thước đo chuẩn xác nhất về việc cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chính là những đánh giá từ phía doanh nghiệp hay sự hài lòng của doanh nghiệp. Và những đánh giá này đang cho thấy khoảng cách giữa những con số của các bộ, ban ngành và doanh nghiệp vẫn còn lớn. Vậy theo ông, cần làm gì để thu hẹp được khoảng cách này lại?

- Dù đã được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận là có chuyển biến nhưng cũng có nhiều nơi, nhiều lúc chuyển biến chưa mạnh mẽ. Đặc biệt là chuyển biến chưa phù hợp, đúng với nhu cầu của chính các doanh nghiệp. Chính vì vậy, tôi cho rằng cần phải tăng cường đánh giá, giám sát quá trình thực thi này.

Qua khảo sát các doanh nghiệp, ở Việt Nam có tình trạng là thủ tục hành chính trong từng ngành, đơn ngành, trong từng lĩnh vực thì có thể thuận lợi nhưng khi phối hợp các ngành với nhau thì lại có rất nhiều vấn đề. Vì vậy, khuyến nghị của tôi là tập trung cải thiện nhóm thủ tục hành chính liên thông, nhóm thủ tục hành chính liên quan đến nhiều ngành. Chẳng hạn như thủ tục xây dựng và thủ tục phòng cháy chữa cháy, mặc dù hiện nay Bộ Xây dựng và cơ quan phòng cháy chữa cháy đã có sự liên thông nhưng liên thông ở đây mới ở mức trao đổi thông tin, chưa có thống nhất về dữ liệu, chưa có xử lý chung cho những bộ hồ sơ, vì vậy cần thúc đẩy liên thông hơn để rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp tốt hơn nữa.

Bên cạnh đó, mọi chương trình thay đổi cải cách cần bám sát các tín hiệu, chuyển động từ thực tiễn của doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp phải hài lòng, người dân phải hài lòng. Một số địa phương khi cung cấp thủ tục hành chính đã chủ động lấy ý kiến phản hồi của doanh nghiệp để điều chỉnh quy trình của mình, tôi mong điều này diễn ra ở tất cả các bộ, ban ngành. Hiện nay đang có tình trạng một số cơ quan quản lý nhà nước cho rằng chỉ cần ban hành một văn bản, đưa ra một chương trình hành động là xong nhiệm vụ, cho dù chương trình hành động đó khi thực hiện rất “nghèo nàn” hoặc không thực sự hiệu quả hay là không đi vào thực tiễn. Chính vì vậy, theo tôi, việc rút ngắn từ chính sách đến thực thi, rút ngắn khoảng cách giữa văn bản và đời sống cũng là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước.

Một trong những mục tiêu được nêu trong Nghị quyết số 02/NQ-CP đó là nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới lên 10 - 15 bậc; năm 2019 từ 3 - 5 bậc. Để thực hiện được mục tiêu này trong năm 2019, theo ông, Bộ Tài chính cũng như ngành Hải quan cần thực hiện như thế nào?

- Trong Nghị quyết số 02/NQ-CP vừa được ban hành thì việc đổi mới, đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành và ứng dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia là 1 trong 4 nhiệm vụ trọng tâm và được Chính phủ yêu cầu đến trước tháng 6/2019 phải cắt giảm thực sự và loại ra ít nhất tối thiểu 50% mặt hàng phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành. Và trong năm 2019, một mặt hàng chỉ phải chịu sự quản lý của 1 cơ quan quản lý nhà nước để tránh tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan quản lý nhà nước như hiện nay.

Đáng chú ý, trong Nghị quyết 02 cũng đề ra việc thay đổi cách thức quản lý, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để tránh tình trạng chi phí lưu kho bãi, thời gian tại cảng biển và cửa khẩu rất nhiều. Đồng thời Nghị quyết 02 cũng yêu cầu kiểm soát theo rủi ro, những hàng hóa có nguy cơ cao, doanh nghiệp có lịch sử vi phạm không chấp hành pháp luật sẽ phải chịu sự quản lý rất chặt chẽ. Như vậy, cách thức quản lý đã có sự thay đổi rất mạnh mẽ.

Có rất nhiều giải pháp để cải thiện thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu. Việc cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có tác động rất lớn đến kinh tế đất nước, cho sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tôi kỳ vọng trong năm 2019, ngành Hải quan nói riêng, Bộ Tài chính nói chung sẽ có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về cải cách thủ tục hành chính. Trong đó một trong những giải pháp quan trọng nhất của Tổng cục Hải quan trong thời gian tới đó là thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ Nghị quyết 02 của Chính phủ, như vậy môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được cải thiện tốt hơn nữa.

Xin cảm ơn ông!

推荐内容