【tphcm vs viettel】Doanh nghiệp oằn mình "gồng gánh" qua đại dịch

Doanh nghiệp phía Nam “gồng mình” ứng phó đại dịch
Doanh nghiệp chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19
Bố trí chỗ ngủ cho công nhân tại nhà xưởng của Tập đoàn Đại Việt. Ảnh: DNCC
Bố trí chỗ ngủ cho công nhân tại nhà xưởng của Tập đoàn Đại Việt. Ảnh: DNCC

Luôn sẵn sàng ứng phó

Trao đổi với Tạp chí Hải quan, lãnh đạo một số DN cho biết, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát, kế hoạch sản xuất của công ty luôn ở trong tình thế “sẵn sàng thay đổi” để ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh, cũng như đáp ứng các yêu cầu, chính sách mới của Nhà nước.

Bắt đầu từ ngày 14/7, toàn bộ hơn 200 nhân viên, công nhân của Công ty CP Gỗ Việt Âu Mỹ (tỉnh Đồng Nai) đã đồng loạt cắm trại ở lại nơi làm việc theo phương án “3 tại chỗ” do công ty đề ra.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công ty Gỗ Âu Việt Mỹ cho biết, công ty đã bắt đầu triển khai phương án này từ cuối tuần trước, nhưng đến ngày 14/7 mới áp dụng đồng loạt nhằm đảm bảo mức bảo vệ tốt nhất cho lực lượng lao động khỏi nguy cơ dịch bệnh.

Bởi hiện nay công ty đã ký kết đơn hàng đến hết tháng 9, theo tiến độ mỗi tháng công ty phải xuất xưởng 15 container đồ nội thất để xuất đi các thị trường Anh, Mỹ, Hàn Quốc… Nếu để xảy ra dịch bệnh buộc phải ngưng sản xuất, tiến độ giao hàng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Trước đó, công ty cũng đã tổ chức xét nghiệm 3 ngày/lần cho số lao động thường xuyên phải đi lại giữa các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM… để có “giấy thông hành” thuận tiện cho việc đi lại giải quyết công việc.

Trong khi đó, tại Công ty TNHH May mặc Song Ngọc (TPHCM), ông Trần Thanh Sơn, Trưởng phòng Tổ chức nhân sự cho biết, đã sẵn sàng phương án cho một loạt tình huống có thể xảy ra. Theo đó, công ty đã triển khai mô hình vừa sản xuất vừa cách ly tại chỗ từ ngày 22/6. Khối sản xuất và khối văn phòng làm việc tại 2 khu vực tách biệt. Thậm chí, công ty đã lên phương án cho tình huống đơn vị cung cấp suất ăn ngừng cung cấp, công ty phải tự cung tự cấp lương thực cho lao động trong thời gian vừa sản xuất vừa cách ly.

Tương tự, các cán bộ, nhân viên của Trung tâm Điều độ khí Việt Nam thuộc PV GAS cũng đã có nguyên tháng 6/2021 thực hiện khoanh vùng an toàn bậc 1 (Zone 0), tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu cách ly để bảo vệ khu vực điều hành trọng yếu cho toàn bộ hệ thống khí cả nước.

Trung tâm Điều độ khí Việt Nam được xác định là “vùng đảm bảo an toàn tuyệt đối” với các quy định “bất khả xâm phạm” nhằm đảm bảo cách ly hoàn toàn với dịch bệnh. Toàn bộ ê kíp làm việc, từ Trưởng trung tâm đến các vận hành viên, nhân viên xử lý sự cố đều phải thực hiện cách ly ngay tại trung tâm. Công tác hậu cần cũng luôn được đảm bảo, bao gồm các hoạt động khử trùng, cung cấp bữa ăn dinh dưỡng và hỗ trợ liên hệ tối đa…

Tập đoàn Đại Việt (TPHCM) cũng đã cho dọn dẹp lại phần diện tích nhà xưởng còn trống để làm chỗ ăn, nghỉ cho công nhân sau giờ làm việc. Ông Ngô Xuân Mạnh, Giám đốc Tập đoàn Đại Việt chia sẻ, phụ nữ và người có tuổi được bố trí ngủ bên trong nhà xưởng, còn thanh niên ngủ ngoài nhà bạt. Theo đó, công ty có 6 phân xưởng với 160 lao động vận hành tách biệt từng phân xưởng. Tới giờ ăn, khẩu phần ăn được đưa tới từng phân xưởng và công nhân xếp hàng lần lượt ra nhận.

Gánh chi phí, chấp nhận chịu lỗ

Việc phải tạm ngừng sản xuất do dịch bệnh là nỗi sợ hãi lớn nhất của các DN trong thời điểm này. Bởi việc ngưng sản xuất không đơn giản chỉ là tạm nghỉ một vài ngày, mà nó còn liên quan tới tiến độ giao hàng cho một chuỗi cung ứng phía sau và cũng chính là sự sống còn của DN trong thời gian sắp tới. Cùng vì lẽ đó, các DN đều chấp nhận tốn kém thêm rất nhiều chi phí, thậm chí chấp nhận lỗ để duy trì được hoạt động sản xuất.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công ty Gỗ Âu Việt Mỹ cho biết, để đảm bảo điều kiện ăn ở cho lao động tại nơi làm việc, Công ty Gỗ Việt Âu Mỹ đã phải mua sắm một loạt vật dụng như chăn, màn, đồ dùng cá nhân với chi phí khoảng 1 triệu đồng/người. Thêm vào đó, số lượng bữa ăn cũng tăng lên 3 bữa/ngày, thay vì chỉ 1 bữa như trước kia.

Ngoài ra, để vận động công nhân, nhân viên chấp nhận ở lại, công ty cũng phụ cấp thêm cho mỗi người 500.000 – 1 triệu đồng/tháng. Với những lao động bị phong tỏa không thể đi làm, công ty cũng hỗ trợ lương tối thiểu ở mức 4,730 triệu đồng/người trong vòng 1 tháng…

Trước đó, với yêu cầu người người dân đi lại giữa các tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính, 1/3 số lao động của công ty Việt Âu Mỹ đều thuộc diện phải có giấy này để lưu thông trên đường. Theo đó, ông Tuấn đã bố trí lấy mẫu xét nghiệm cho số lao động này. Cụ thể, cứ 3 ngày phải tổ chức lấy mẫu 1 lần, chi phí xét nghiệm là 350.000 đồng/người/lần. “Với một DN quy mô nhỏ như chúng tôi, những chi phí phát sinh do dịch bệnh thời gian qua là không hề nhỏ. Tuy nhiên chúng tôi vẫn phải chấp nhận giảm lợi nhuận, thậm chí có thể lỗ. Miễn là có thể duy trì chuỗi sản xuất được liền mạch, không để ảnh hưởng tới uy tín của công ty” – ông Tuấn chia sẻ.

Tương tự, đại diện Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) cũng cho hay, để tổ chức cắm trại tập trung cho 4.000 công nhân, công ty đã sử dụng quỹ công đoàn để mua một loạt vật dụng cần thiết, mua thêm các nhà tắm lưu động để phục vụ nhu cầu tắm giặt sau giờ làm của công nhân…

Công ty Song Ngọc cũng cho biết đã phải sửa chữa lại khu vệ sinh để phù hợp với công năng mới trong thời gian tổ chức vừa sản xuất vừa cách ly. Ngoài ra, số lượng bữa ăn cũng tăng lên 3 bữa/ngày, công ty còn bổ sung thêm trái cây, vitamin và khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho công nhân. Bên cạnh đó là hàng loạt chi phí về điện, nước… cũng tăng lên do sử dụng nhiều hơn. “Nhưng tất cả những chi phí đó vẫn không là gì so với việc đảm bảo sự an toàn cho sản xuất của công ty” – ông Trần Thanh Sơn khẳng định.

Cúp C1
上一篇:Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
下一篇:Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm