VN-Index vượt đỉnh
Đóng cửa phiên giao dịch hôm nay chỉ số VN-Index đã được đẩy bật qua mức 580 điểm,ứngkhoánLượnghàngTgiữchặtthịtrườngvùnvụtđilêbóng đá kết quả cúp c2 đóng cửa ở mức 586,2 điểm, tăng tới 1,67%. Đặc biệt thị trường hưng phấn lúc đóng cửa, đã kích thích được dòng tiền lớn vào mua và thực hiện một đợt đẩy giá cuối cùng. VN-Index đã vượt qua được mức kháng cự mà rất nhiều công ty chứng khoán và các chuyên gia phân tích kỹ thuật đã nhìn nhận như một mốc rất cứng.
Lo ngại về áp lực của hơn 402 triệu cổ phiếu về tài khoản không phải là không có trong phiên hôm nay. Chắc chắn một phần trong số này sẽ thực hiện chốt lời nếu có lãi hoặc giảm rủi ro bằng cách bán bớt đi. Thị trường đã phản ánh mối lo ngại này trong suốt nửa đầu phiên sáng với lực mua dè dặt. Thậm chí có lúc VN-Index và HNX-Index giảm xuống dưới tham chiếu.
Thực ra đợt điều chỉnh đầu phiên có nhiều điểm tích cực mà nhà đầu tư tinh ý có thể nhìn thấy. Thứ nhất là áp lực bán giá rẻ không lớn. VN-Index lúc đuối nhất giảm 0,19%, HSX30 giảm 0,39%, HNXIndex giảm 0,37%. Mức điều chỉnh này có thể coi là rất nhẹ, tốt hơn nhiều so với mong đợi về một nguy cơ xả lũ.
Thứ hai là thị trường có cổ phiếu trụ chống đỡ và lực đỡ chung của nhóm cổ phiếu blue-chips. Các cổ phiếu vốn hóa lớn thể hiện rất tốt vai trò của mình. Ngoài GAS, BVH, MSN hay DPM, VNM, khá nhiều cổ phiếu khác như HPG, HAG, HSG, SSI… cũng tăng giá chứ không giảm.
Thứ ba là khối lượng hàng bán ra thực sự có tăng lên, nhưng dòng tiền mua cũng rất khỏe. Nếu dòng tiền không vào nhiều để mua thì thanh khoản không thể lớn như vậy và mức giá tăng tốt. Áp lực ngắn hạn T+3 quả thực là có, chỉ có điều là không đủ lớn để tạo ra một phiên sụt giảm mạnh mà thôi.
Trải qua một thời gian khá dài thị trường giao dịch giắng co, phải đến phiên chiều nhà đầu tư mới thực sự tin cậy vào xu thế tăng giá. Lực mua đã mạnh hơn nhiều so với phiên sáng và hoàn toàn chấp nhận mua giá cao. Chính vì vậy hầu hết các cổ phiếu đều chuyển sang tăng giá mạnh và điểm số đi lên vùn vụt.
Cả hai sàn đã chứng kiến những cổ phiếu blue-chips tăng giá mạnh mẽ như MSN, GAS, SSI, BVH, VCB, HSG, HPG, HAG, DPM hay VCG, PVX, SCR, VND, PVS…
Kết cục khá bất ngờ của một ngày T+3 là tất cả các chỉ số đều bật tăng mạnh, thanh khoản cũng rất cao. Lượng hàng ngắn hạn có điều kiện thoát ra với giá tốt nhưng có lẽ những người chốt lời ngắn hạn có phần nuối tiếc. Dòng tiền trên thị trường đang rất mạnh và một lượng lớn hàng T+3 đã được giữ chặt. Chỉ tính riêng tổng giá trị khớp lệnh thị trường hôm nay đã lên tới 3.399,3 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với hôm qua.
Khối ngoại coi thường điều chỉnh
Top 5 giao dịch NĐTNN | ||
Mã CK | KL mua ròng | GT mua ròng |
MSN | 433,380 | 43,1 |
DXG | 1,601,700 | 24,7 |
FCN | 768,320 | 21,7 |
VCB | 424,190 | 12,4 |
HSG | 305,070 | 17 |
Mã CK | KL bán ròng | GT bán ròng |
DPM | 156,480 | 7,2 |
PVD | 46,880 | 3,7 |
DRC | 68,930 | 3,2 |
VNM | 20,610 | 2,9 |
KBC | 220,020 | 2,9 |
Điều rất bình thường trên thị trường là chỉ có nhà đầu tư trong nước mới nhăm nhăm tính toán áp lực T+3. Có lẽ đây là do thuộc tính đầu cơ ăn quá sâu trong chiến lược đầu cơ của dòng vốn này. Trái ngược với phong cách đầu cơ này, nhà đầu tư trong nước vẫn đang miệt mài mua mà ít có ý định bán ra.
Lấy ví dụ về mối tương quan giữa quy mô mua và bán ngày T+3 của nhà đầu tư nước ngoài có thể thấy rõ điều đó. Ngày 20/2, khối ngoại tranh thủ giá sụt mạnh đã tung khoảng 334,9 tỷ đồng vào mua và hôm đó có bán ra 119,9 tỷ đồng trên cả hai sàn (không tính thỏa thuận). Hôm nay khối ngoại chỉ bán ra 103,1 tỷ đồng giá trị cổ phiếu, tức là khoảng hơn một phần ba quy mô mua vào ngày T+3. Điều này chắc chắn thể hiện rằng hoặc tất cả lượng hàng khối ngoại mua hôm đó đã được giữ lại, hoặc ít nhất 70% đã được giữ lại.
Hôm nay khối ngoại lại bỏ tiếp vào thị trường 252,9 tỷ đồng và mức vốn vào ròng là 149,8 tỷ đồng. HAG đã không còn bị xả lớn nữa và ngay lập tức vị thế mua ròng của khối ngoại tăng vọt về quy mô. HSG, MSN, VCB, FCN, DXG được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hàng chục tỉ đồng.
Những tác động của biến động ngắn hạn thường ít được nhà đầu tư nước ngoài chú ý nếu họ theo trường phái dài hơi. Ngay cả nhà đầu tư trong nước cũng có xu thế nắm giữ lâu hơn để hưởng con sóng phục hồi vĩ mô. Áp lực của những phiên giao dịch đột biến không mạnh chính là do khối lượng cổ phiếu một phần lớn đã được nắm giữ lại.
Một dấu hiệu tích cực nữa đang đến, là mức chênh lệch giữa giá thị trường và giá trị tài sản ròng của quỹ VNM ETF đã tăng lên sau phiên tăng đêm qua của thị trường quốc tế. Quỹ này tuần trước (đến 21/2) đã huy động được 8,41 triệu USD, nâng tổng mức vốn vào từ đầu tháng 1/2014 tới nay lên 40,52 triệu USD.
Các kỳ đảo danh mục đang tới gần và với lượng vốn lớn đang chảy vào, hẳn các quỹ sẽ có một đợt cơ cấu hoành tráng.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
2.555,7 tỷ đồng (+46%) | 141,7 triệu (+26%) | 843,6 tỷ đồng (+27%) | 93,4 triệu (+36%) |
5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất
HSX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn) | HNX (tỉ đồng/tỉ lệ % so với tổng giá trị sàn) |
HAG (153,8) - (6%) | SHB (96)-(11,4%) |
SSI (142,4) - (5,6%) | VCG (88,9)- (10,5%) |
FPT (95,2) - (3,7%) | PVX (78,3) - (9,3%) |
FCN (91,7) - (3,6%) | SCR (58,6) - (6,9%) |
FLC (87,5) - (3,4%) | KLS (47,7) - (5,7%) |
Khánh Nhi