当前位置:首页 > Cúp C2

【ty xo 7m】Tăng hạn mức cho chứng khoán: Điểm mấu chốt ở khâu kiểm soát rủi ro

Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thùy Linh – Trưởng phòng Phân tích cổ phiếu – Trung tâm Phân tích & tư vấn đầu tư,ănghạnmứcchochứngkhoánĐiểmmấuchốtởkhâukiểmsoátrủty xo 7m Công ty Chứng khoán SSI, khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về đề xuất gia tăng hạn mức tín dụng cho ngành chứng khoán.

* PV: Thưa bà, bà đánh giá thế nào về đề xuất tăng hạn mức tín dụng cho ngành chứng khoán được dư luận thị trường khá quan tâm trong thời gian qua?

Tăng hạn mức cho chứng khoán: Điểm mấu chốt ở khâu kiểm soát rủi ro
Với việc cho vay thông thường tại các ngân hàng, một trong những chỉ số đo lường quản trị rủi ro là tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo do ngân hàng thẩm định (LTV), thông thường ở mức 50% với tài sản đảm bảo là bất động sản. Với quy định cho vay ký quỹ của UBCKNN, tỷ lệ ký quỹ ban đầu là tối thiếu 50% và tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu 30% cũng là các mức khá cao. Bà Nguyễn Thị Thùy Linh

- Bà Nguyễn Thị Thùy Linh:Theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN và Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng không được cấp tín dụng vượt quá 5% vốn điều lệ của mình cho khách hàng đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, sở hữu cổ phần. Các ngân hàng cũng không được cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp vượt quá 5% vốn điều lệ của mình.

Đồng thời, các ngân hàng luôn phải tuân thủ các hệ số an toàn hoạt động, trong đó có hệ số an toàn vốn (CAR), theo đó dư nợ tín dụng kinh doanh chứng khoán được áp hệ số rủi ro khá cao, ở mức 150% theo quy định tại cả Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 22/2019/TT-NHNN.

Hiện chúng tôi vẫn chưa rõ đề xuất về việc tăng tín dụng cho ngành chứng khoán cụ thể như thế nào. Nhưng theo chúng tôi, việc gia tăng tỷ lệ 5% nói trên là có cơ sở hợp lý vì các lý do sau.

Một là, về quy mô thị trường cổ phiếu, từ năm 2014 đến nay, cùng với việc gia tăng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước, đã có thêm rất nhiều doanh nghiệp trở thành công ty đại chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Đồng thời, các doanh nghiệp niêm yết từ trước cũng không ngừng gia tăng quy mô. Quy mô vốn hóa thị trường niêm yết (HSX và HNX) đã tăng 210%, trong khi đó, vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại trong nước chỉ tăng 35,2%, do nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc phát hành tăng vốn.

Tổng mức vốn ngân hàng được phép cho vay kinh doanh chứng khoán so với tổng vốn hóa thị trường niêm yết đã giảm đi khá nhiều, từ mức 1,94% cuối năm 2014 xuống 0,88% cuối năm 2019. Đó là chưa tính đến quy mô vốn hóa của sàn UPCoM, vốn chưa được phép cho vay margin, đã tăng 3,8 lần và hiện đã cao hơn 27% tổng mức vốn hóa của 2 sàn chính thức HSX và HNX.

Thanh khoản trung bình phiên của thị trường đã tăng 26,7% từ 2014 đến 2019. Tuy nhiên, chu kỳ thanh toán của thị trường Việt Nam vẫn là T+2. Có nghĩa là sau 2 ngày khớp lệnh “bán” thì tiền mới về tài khoản người bán, trong khi cổ phiếu đã phải giao ngay trong ngày giao dịch. Điều này tạo ra nhu cầu vay tiền ứng trước lớn hơn trước đây để có thể tiếp tục mua chứng khoán trước khi tiền về tài khoản.

Hai là, về phạm vi kinh doanh chứng khoán, trong những năm gần đây, các công ty chứng khoán đang ngày càng gia tăng quy mô vào đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp; theo chủ trương phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Nhà nước. Trong khi đó, các khoản tín dụng cho các công ty chứng khoán được mặc định xếp vào khoản cho vay kinh doanh chứng khoán (5%) mà đúng ra có thể được tính thêm vào hạn mức cho vay để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (5%).

chứng khoán
Tăng hạn mức tín dụng cho chứng khoán sẽ làm gia tăng sức mua cho thị trường. Ảnh: DM.

* PV:Tín dụng cho chứng khoán đang được “gắn mác” là rủi ro. Bà suy nghĩ thế nào về điều này?

- Bà Nguyễn Thị Thùy Linh:Điểm mấu chốt trong đề xuất tăng tín dụng cho ngành chứng khoán là vấn đề kiểm soát rủi ro. Kinh doanh chứng khoán vốn được coi là lĩnh vực có rủi ro cao hơn các ngành khác do giá cả luôn biến động. Do đó, NHNN đã quy định hệ số rủi ro lên đến 150% khi tính hệ số CAR đối với tín dụng cho lĩnh vực này.

Trên thực tế, rủi ro cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng thẩm định, quyết định lựa chọn cổ phiếu làm tài sản đảm bảo và chính sách/khả năng quản lý tài sản đảm bảo hậu cho vay của ngân hàng/công ty chứng khoán.

Những năm gần đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có quy định chặt chẽ hơn về cho vay ký quý. Quyết định 87/QĐ-UBCK đầu năm 2017 gia tăng điều kiện để một cổ phiếu được phép giao dịch ký quỹ. Đồng thời, bản thân các công ty chứng khoán cũng đã xây dựng và áp dụng nhiều biện pháp để quản lý rủi ro, có những tiêu chí riêng để chọn lọc các mã chứng khoán tốt để cho vay ký quỹ.

Với việc cho vay thông thường tại các ngân hàng, một trong những chỉ số đo lường quản trị rủi ro là tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo do ngân hàng thẩm định (LTV), thông thường ở mức 50% với tài sản đảm bảo là bất động sản. Với quy định cho vay ký quỹ của UBCKNN, tỷ lệ ký quỹ ban đầu là tối thiếu 50% và tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu 30% cũng là các mức khá cao.

Ngoài ra, về khía cạnh thanh khoản, tín dụng cho chứng khoán có thể có rủi ro thấp hơn do tài sản đảm bảo là cổ phiếu có tính thanh khoản cao hơn (do được giao dịch hàng ngày trên thị trường niêm yết), giá trị tài sản đảm bảo có phần minh bạch hơn, và việc giải chấp, thanh lý tài sản đảm bảo có phần dễ dàng hơn so với tài sản đảm bảo là bất động sản (vì cổ phiếu có thể bán từng phần và bán dần, trong khi khó có thể làm điều đó với bất động sản).

Theo thông tin từ UBCKNN, hiện dư nợ của ngân hàng cho vay kinh doanh chứng khoán đang ở mức thấp (30.452 tỷ đồng, chiếm 0,37% trong tổng dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng), tỷ lệ nợ xấu phát sinh từ cho vay chứng khoán rất thấp so với mặt bằng chung nhờ công tác quản trị rủi ro đã được cải thiện.

Tuy nhiên, nếu nâng tỷ lệ cho vay chứng khoán, việc thẩm định giá trị tài sản đảm bảo cũng như tỷ lệ LTV nên được quản lý chặt chẽ hơn để giảm rủi ro cho ngành ngân hàng. Đồng thời phạm vi các cổ phiếu nên được mở rộng để bao gồm nhiều cổ phiếu các doanh nghiệp tốt trên cả sàn UPCoM.

* PV:Trên thực tế, nhà đầu tư và các tổ chức kinh doanh chứng khoán đang rất mong đợi về việc được tăng hạn mức tín dụng cho chứng khoán sẽ tạo ra sự thay đổi lớn về sức mua trên thị trường. Theo bà, nếu được tăng hạn mức tín dụng sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực gì cho cả thị trường chứng khoán và ngành Ngân hàng?

- Bà Nguyễn Thị Thùy Linh:Việc tăng hạn mức tín dụng cho kinh doanh chứng khoán sẽ giúp gia tăng dòng tiền đầu tư chứng khoán và cải thiện thanh khoản thị trường.

Đây cũng là một giải pháp hỗ trợ ngành Ngân hàng cung cấp vốn cho nền kinh tế, vì cho phép ngân hàng lựa chọn cổ phiếu làm tài sản đảm bảo cho khoản tín dụng, thay vì bất động sản hoặc các loại tài sản đảm bảo khác.

* PV:Xin cảm ơn bà!

Duy Thái

分享到: