Đó là chia sẻ của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) Nguyễn Phú Cường tại hội thảo "Doanh nghiệp số - đường tới cách mạng công nghiệp 4.0" diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Nguy cơ tụt hậu về công nghệ
Tại Việt Nam,áchmạngcôngnghiệpTháchthứccủadoanhnghiệptrênconđườngsốhóket qua cup c3 Cách mạng Công nghiệp 4.0 được nhận định sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp với quy mô và tổ chức đa phần nhỏ lẻ như hiện nay. Thậm chí, nếu không chủ động tiếp cận và nắm bắt công nghệ mới, Việt Nam còn có thể trở thành nạn nhân của cuộc cách mạng này, mà nguy cơ lớn nhất đến từ sự thải loại công nghệ cũ từ các quốc gia phát triển.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã nhấn mạnh về cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra. Mặc dù đang ở trong giai đoạn đầu, tuy nhiên, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được dự báo là sẽ có những tác động nhanh chóng và toàn diện đối với tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh tế xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Việc chủ động tiếp cận các công nghệ tiên tiến đồng thời nắm bắt xu hướng phát triển mới của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó đề xuất những định hướng và bước đi phù hợp, kịp thời được Chính phủ Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và thể hiện rõ trong nội dung Chỉ thị 16 /CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận thông tin và dữ liệu, chuyển giao công nghệ cũng như chuyển đổi sang doanh nghiệp số là một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ Công Thương trong thời gian tới.