Qua kết quả kiểm tra của các ngành chức năng cho thấy,Đauđầuvớinướcthảiytế2.99 đô mấy năm gần đây, nước thải của Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Thủy đều không đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, công tác xử lý, khắc phục lại gặp không ít khó khăn, trở ngại. Do hệ thống xử lý nước thải đã xuống cấp nên nước thải xả ra môi trường vượt chuẩn quy định. Những năm qua, hầu hết các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã được nâng cấp, sửa chữa và đầu tư mới hệ thống xử lý chất thải nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra của ngành chức năng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Thủy thì nhiều năm nay, công tác xử lý chất thải lỏng y tế ở bệnh viện vẫn chưa được thực hiện theo đúng quy định. Nước thải vượt chuẩn Hoạt động đã được 8 năm nay, Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Thủy đã có đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, do công suất nhỏ, lượng bệnh nhân ngày một gia tăng nên mấy năm trở lại đây, hệ thống xử lý nước thải đã xuống cấp, một số chỉ tiêu vận hành không đạt. Đến năm 2014, bệnh viện đã thuê đơn vị tư vấn cải tạo, sửa chữa tạm thời hệ thống xử lý nước thải với kinh phí hơn 10 triệu đồng. Tuy nhiên, tại đây lượng nước thải xả ra môi trường vẫn vượt chuẩn quy định. Cụ thể, theo kết quả báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng cuối năm 2015, có 11 chỉ tiêu đạt QCVN 28:2010/BTNMT cột A, nhưng vẫn còn 4 chỉ tiêu gồm: BOD, COD, Amoni và Shigella (vi khuẩn đường ruột) vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Cụ thể, BOD vượt 1,89-2,16 lần, COD vượt 2,3-2,6 lần và cao nhất là Amoni vượt 8,03-8,07 lần… Ông Nguyễn Văn Thỉnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Thủy, cho biết: Nguyên nhân dẫn đến nước thải vượt chuẩn quy định là do hệ thống xử lý nước thải xây dựng đã lâu nên đã xuống cấp. Mặt khác, số giường bệnh thực kê luôn cao hơn số giường bệnh được giao. Với quy mô 110 giường bệnh, nhưng hàng ngày bệnh viện phải khám và điều trị 350-400 bệnh nhân ngoại trú và khoảng 150 bệnh nhân nội trú với tổng lượng nước thải khoảng 15m3/ngày. Chính vì điều này đã khiến nước thải sau xử lý không đạt chuẩn quy định. Khó khăn trong xử lý Mặc dù các cấp, các ngành đã nhiều lần kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường tại bệnh viện, đôn đốc, nhắc nhở và hướng dẫn bệnh viện thực hiện các quy định về cách thu gom, phân loại chất thải; hướng dẫn hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định. Tuy nhiên, việc chấp hành và khắc phục những tồn tại sau mỗi lần kiểm tra của bệnh viện vẫn chưa nghiêm. Ông Nguyễn Quốc Định, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang, cho biết: Trong quá trình kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong năm 2015 vừa qua đã phát hiện Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Thủy có nguồn nước thải vượt quy chuẩn, gây ô nhiễm môi trường. Chính vì điều này, đoàn đã yêu cầu bệnh viện phải khắc phục nhanh, nâng cấp, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải không để nước thải vượt chuẩn xả ra môi trường. Thế nhưng, trong đợt kiểm tra thực hiện nội dung các kết luận thanh tra và các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh, dù tại thời điểm kiểm tra, bệnh viện có vận hành hệ thống xử lý nước thải vẫn còn một số tồn tại chưa khắc phục được như: xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép, chưa có giấy phép xả thải vào nguồn nước… Trên cơ sở đó, đoàn đã báo cáo cụ thể với UBND tỉnh để có hướng xử lý. Nước thải của Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Thủy vượt chuẩn quy định không phải chỉ mới đây, mà từ trước đó trong năm 2012, Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Thủy là một trong những bệnh viện đã bị Đoàn Thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và phát hiện xả nước thải vượt chuẩn với số tiền xử phạt 69 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Thỉnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vị Thủy, trăn trở: “Thật sự chúng tôi chỉ là đơn vị tiếp nhận nên không biết nước thải vượt chuẩn. Sau khi biết nguồn nước thải của đơn vị vượt tiêu chuẩn cho phép, từ nguồn kinh phí của bệnh viện, trong năm 2014, bệnh viện đã thuê đơn vị tư vấn tiến hành sửa chữa hệ thống nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Bởi, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đã cũ kỹ, xuống cấp. Bệnh viện cũng đã kiến nghị Sở Y tế, UBND tỉnh cấp kinh phí nâng cấp, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải. Chính vì thế, việc khắc phục triệt để ô nhiễm do nguồn nước thải đang chờ vào dự án này. Theo thiết kế của dự án, sau khi tiến hành sửa chữa, nâng cấp thì hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện sẽ đảm bảo trước khi thải ra môi trường”. Trước thực trạng trên, vừa qua, UBND tỉnh đã thống nhất nâng cấp, sửa chữa Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Thủy với tổng mức đầu tư hơn 11 tỉ đồng bao gồm nhiều gói thầu, trong đó có gói thầu nâng cấp và sửa chữa hệ thống xử lý chất thải lỏng. “Trong vòng 1 tháng nữa, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Dân dụng và Công nghiệp sẽ tiến hành cho đấu thầu gói sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải. Sau khi sửa chữa, nâng cấp hệ thống sẽ khắc phục được tình trạng xả nước thải theo chuẩn quy định”, ông Phan Vĩnh Lộc, Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, thông tin. Bài, ảnh: THANH THÚY |