当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lorient vs marseille】Nợ xấu của DNNN lên đến 13,5 nghìn tỷ đồng 正文

【lorient vs marseille】Nợ xấu của DNNN lên đến 13,5 nghìn tỷ đồng

来源:88Point   作者:Cúp C1   时间:2025-01-24 23:52:08

no xau cua dnnn len den 135 nghin ty dong

DN phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần. Ảnh Internet.

Điểm mặt nhiều "ông lớn" nợ xấu

Chính phủ cho biết, theo số liệu báo cáo của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2014, có 781 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp).

Về số nợ phải thu, Báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty (TĐ, TCT) có tổng nợ phải thu là 293.617 tỷ đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2013. Tỷ lệ Nợ phải thu/Tổng tài sản năm 2014 là 11%. Trong đó, nợ phải thu khó đòi là 13.570 tỷ đồng, tăng 18,6% so với thực hiện năm 2013, chiếm 4,6% tổng số nợ phải thu.

Trong số 13.570 tỷ đồng nợ phải thu khó đòi, TĐ Dầu khí Quốc gia Việt Nam (VN) có số nợ cao nhất (3.113 tỷ đồng); TĐ Bưu chính viễn thông VN (1.807 tỷ đồng); TĐ Viễn thông quân đội (616 tỷ đồng); TCT CN Xi măng VN (613 tỷ đồng)…

Báo cáo của Công ty mẹ, tổng nợ phải thu là 293.617 tỷ đồng tăng 2% so với năm 2013. Trong đó nợ phải thu khó đòi là 9.569 tỷ đồng (cao nhất là Công ty mẹ - TĐ Bưu chính viễn thông VN với 2.249 tỷ đồng); tăng 19,4% so với thực hiện năm 2013, chiếm 4,3%/Tổng số nợ phải thu. Các TĐ, TCT đã trích lập 12.032 tỷ đồng (Công ty mẹ: 6.544 tỷ đồng) dự phòng nợ phải thu khó đòi để xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định.

Chính phủ cũng đã "điểm mặt chỉ tên" trong báo cáo gửi đến Quốc hội một số Công ty mẹ có tỷ lệ Nợ phải thu/Tổng tài sản ở mức cao (trên 50%) như: Công ty mẹ - TCT Đông Bắc (nợ phải thu 4.714,191 tỷ đồng, bằng 72%); Công ty mẹ - TCT XD Trường Sơn (nợ phải thu 1.985,740 tỷ đồng, bằng 69%); Công ty mẹ - TCT XD Nông nghiệp (nợ phải thu 374,834 tỷ đồng, bằng 69%)...

Một số Công ty mẹ, nợ phải thu khó đòi có giá trị tuyệt đối không lớn nhưng tỷ lệ nợ phải thu khó đòi/tổng nợ phải thu cao, đó là: Công ty mẹ - TCT Vật tư nông nghiệp (nợ phải thu khó đòi 79 tỷ đồng, chiếm 33,8% tổng nợ phải thu); Công ty mẹ - TCT Truyền hình cáp VN (nợ phải thu khó đòi 54,223 tỷ đồng, chiếm 33,2% tổng nợ phải thu).

Theo Chính phủ, nợ phải thu khó đòi và tỷ lệ Nợ phải thu /Tổng tài sản năm 2014 tăng hơn năm 2013, tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, nông nghiệp cho thấy sự phục hồi của thị trường bất động sản chưa rõ nét, khả năng tiêu thụ bất động sản còn chậm; đối với sản phẩm nông nghiệp khả năng cạnh tranh thấp, sản xuất mang tính thời vụ, các yếu tố trên là nguyên nhân dẫn tới thời gian thanh toán khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp phải kéo dài, làm tăng nợ phải thu và rủi ro nợ khó đòi.

Khả năng thanh toán của các TĐ, TCT được cải thiện

Báo cáo hợp nhất cho thấy, hệ số nợ tổng quát (tổng nợ phải trả/tổng nguồn vốn) bình quân là 0,56 lần (Công ty mẹ là 0,44 lần). Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Tổng tài sản/tổng nợ phải trả) bình quân năm 2014 là 1,78 lần (Công ty mẹ là 2,27 lần).

Báo cáo của Công ty mẹ cho thấy, Tổng số nợ phải trả là 826.250 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013. Hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 0,8 lần.

Theo quy định tại Nghị định 206/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý nợ của DNNN, DN phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 3 lần theo quy định của Chính phủ về quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Qua các chỉ số trên cho thấy, tình hình huy động vốn và khả năng thanh toán của các TĐ, TCT đã có dấu hiệu được cải thiện. Các đơn vị năm 2013 có tài sản không đảm bảo khả năng thanh toán nợ hiện có thì tình hình tài chính năm 2014 bước đầu đã được khắc phục qua quá trình thực hiện tái cơ cấu DNNN như: TCT Xăng dầu quân đội (1,01 lần); TCT Hàng hải VN (1,8 lần).

Theo báo cáo hợp nhất của các TĐ, TCT có tổng số nợ phải trả là 1.567.063 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2014 là 1,41 lần.

Tuy nhiên, có 28 TĐ, TCT có tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần; Công ty mẹ là 23 đơn vị. Điển hình, TCT Phát thanh truyền hình thông tin (48,27 lần); TCT Lắp máy VN (11,67 lần); TCT 36 (11,01 lần); TCT Sông Đà (10,03 lần).

Về tổng tài sản, số liệu báo cáo hợp nhất về tổng tài sản của các TĐ, TCT, Công ty mẹ - công ty con là 2.791.967 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2013. Trong cơ cấu về tài sản, tỷ trọng tài sản cố định chiếm bình quân là 45%.

Báo cáo của Công ty mẹ tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ- công ty con có tổng tài sản là 1.877.827 tỷ đồng (tính riêng khối TĐ, TCT tổng tài sản là 1.840.660 tỷ đồng), tăng 10% so với thực hiện năm 2013. Trong đó, tài sản cố định chiếm 24% tổng tài sản.

Về đầu tư tài chính ngắn hạn theo số liệu báo cáo hợp nhất của các TĐ, TCT là 286.289 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2013. Trong đó, Công ty mẹ là 240.038 tỷ đồng, tăng 56%, bằng 13% tổng tài sản.

Đầu tư tài chính dài hạn theo số liệu báo cáo hợp nhất của các TĐ, TCT là 182.996 tỷ đồng, giảm 3% so với thực hiện năm 2013. Tỷ trọng đầu tư tài chính dài hạn/Tổng tài sản chỉ ở mức 7%. Trong đó, Công ty mẹ là 666.066 tỷ đồng, tương đương với mức thực hiện năm 2013, bằng 35% tổng tài sản.

标签:

责任编辑:World Cup