【kết quả hull city】Sửa cầu Thăng Long: Loạn thông tin về chuyên gia Trung Quốc
Mới đây nhất, ngày 1/9, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đi thi sát việc sửa chữa mặt cầu này. Tại đây, ông Thể bày tỏ ý kiến không vừa lòng khi tiến độ của dự án bị chậm...do phải đợi chuyên gia Trung Quốc sang.
Cụ thể, theo báo cáo của đơn vị thực hiện dự án sửa chữa cầu Thăng Long, hiện dự án đã hoàn thành công tác phân luồng giao thông, thi công xong hệ thống điện phục vụ thi công dọc cầu, lắp đặt xong 2 trạm trộn ướt, lắp đặt xong 2 nhà mái che di động dài 240m với 196 tấn thép, tháo dỡ xong hệ thống hộ lan hiện hữu dài 3,3km.
Các hạng mục hàn đinh neo, bê tông UHPC, cốt thép, bê tông nhựa polyme hiện đã hoàn thành công tác thí nghiệm đầu vào, đã nhập đủ vật liệu để phục vụ thi công bê tông UHPC (sợi thép, phụ gia, vật liệu khô). Khối lượng công việc đến nay đã đạt 7% giá trị hợp đồng. Giá trị giải ngân theo hợp đồng đạt 32%.
Đại diện đơn vị thực hiện dự án cho biết một trong những vấn đề quan trọng nhất với dự án hiện nay là việc chuyên gia nước ngoài chưa có mặt tại Việt Nam do dịch Covid-19.
Theo kế hoạch, một số nhân sự Trung Quốc sẽ tới Việt Nam từ ngày 5/9, sau đó phải cách ly 14 ngày và dự kiến ngày 20/9 mới có mặt trực tiếp tại hiện trường để triển khai công việc.
Mập mờ thông tin...
Chỉ sau khi nhà thầu báo cáo với Bộ trưởng Bộ GTVT là phải đợi nhân sự nước ngoài sang thì việc sửa cầu Thăng Long mới thi công được khiến nhiều người “té ngửa”.
Nhiều chuyên gia về lĩnh vực giao thông, đường bộ đã bày tỏ sự bất ngờ trước việc mặt cầu Thăng Long được quảng cáo sửa chữa theo công nghệ Mỹ nhưng đang phải phụ thuộc vào chuyên gia Trung Quốc, hiện đứng trước nguy cơ chậm tiến độ vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến chuyên gia không sang kịp theo kế hoạch để tham gia dự án.
TS Nguyễn Văn Khoa - thành viên Hội KHKT Cầu đường Việt Nam cho rằng, trước khi nghiên cứu phương án sửa mặt cầu Thăng Long, Tổng cục Đường bộ đã đưa ra thông tin, có 2 năm nghiên cứu công nghệ, lựa chọn cách sửa chữa và quyết định áp dụng công nghệ của Mỹ rồi mới tổ chức đấu thầu tìm nhà thầu thi công.
"Thông tin này đã khiến nhiều người nhầm lẫn rằng việc sửa mặt cầu Thăng Long sẽ được một doanh nghiệp của Mỹ thực hiện hoặc Tổng cục Đường bộ sẽ mua công nghệ của Mỹ để sửa chữa. Giờ đây, có phải thực chất là do một doanh nghiệp khác mua lại công nghệ này và thi công, Tổng cục Đường bộ chỉ là đơn vị nhận chuyển giao công nghệ khi dự án đã được làm xong", ông Khoa đặt vấn đề.
Theo vị chuyên gia này, việc một doanh nghiệp mua công nghệ từ nước khác để tham gia đấu thầu, làm các dự án là điều không mới. Đồng thời, doanh nghiệp trúng thầu đã phải trải qua các bước kiểm định về hồ sơ năng lực nên phải đảm bảo chất lượng, công nghệ và chế độ bảo hành của dự án theo hồ sơ đã ký kết.
Tuy nhiên, với những dự án mà doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam từ trước đến nay, nhất là tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông thì chúng ta đều phải nhận những bài học lớn về tiến độ, đội vốn và chất lượng công trình.
Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, ông có nghe nói về công nghệ sửa chữa cầu Thăng Long lần này, có vẻ như nó “ổn” hơn những lần sửa chữa trước. Vì sẽ hàn neo sắt vào bản mặt thép cầu, sau đó đổ bê tông siêu liên kết lên rồi mới thảm mặt cầu.
“Phương án này có vẻ hợp lý hơn các phương án sửa chữa lần trước. Vì độ giãn nở của bê tông at-phan với sắt thép có khác nhau, nên nếu thảm bê tông nhựa nóng lên sẽ không thể bám dính tốt, dẫn đến hư hỏng”, TS Nguyễn Xuân Thủy phân tích.
Tuy nhiên, ông Thủy cho rằng, không rõ ở đây là thông tin mập mờ từ Bộ GTVT, Tổng Cục ĐBVN hay nhà thầu đã cố tình “lờ” đi yếu tố có nhân sự người nước ngoài (báo cáo là người Trung Quốc) tham gia sửa chữa cầu.
“Trong khi dư luận đang phản ứng trước sự chậm trễ của dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông thì lại có thông tin cầu Thăng Long chậm tiến độ vì phải đợi chuyên gia Trung Quốc. Việc này lẽ ra nói ngay người nước ngoài tham gia khâu nào, công đoạn nào, công nhân, kỹ sư Việt Nam tham gia công đoạn nào thì sẽ dễ chấp nhận. Đằng này đưa vào sự việc đã rồi, nhiều người cảm thấy như mình “bị lừa”. Nên cần phải xem xét lại có sự bưng bít hay không”, ông Thủy nói.
Công nghệ Mỹ hay Châu Âu?
Ngày 4/9, trao đổi với phóng viên VOV.VN trước thông tin sửa mặt cầu Thăng Long bằng công nghệ Mỹ nhưng lại phải nhờ tới chuyên gia Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, không có chuyện chuyên gia Trung Quốc sang thực hiện sửa chữa cầu như thông tin.
Ông Huyện cũng cho biết, cầu Thăng Long được sửa chữa theo công nghệ Châu Âu chứ không phải công nghệ Mỹ.
“Đơn vị thi công đã phải mua máy rải bê tông siêu tính năng. Qua tham khảo thì phía đơn vị đến từ Trung Quốc có giá rẻ nhất nên đặt hàng mua. Theo hợp đồng, đối tác từ Trung Quốc phải đưa máy sang lắp đặt và cử nhân viên kỹ thuật sang vận hành chuyển giao cho công nhân Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay 2 công nhân kỹ thuật vận hành máy chưa thể sang Việt Nam do ảnh hưởng dịch Covid-19. Đây chỉ là 2 nhân viên kỹ thuật vận hành máy rải thảm, không liên quan đến công nghệ sửa mặt cầu Thăng Long”, ông Huyện cho hay.
Cần sòng phẳng và minh bạch thông tin dự án
Sửa mặt cầu Thăng Long công nghệ Mỹ nhưng lại dùng chuyên gia Trung Quốc. Điều này cho thấy đơn vị thi công mua công nghệ để tham gia đấu thầu.
Phải khẳng định rằng, dù công nghệ Châu Âu hay Mỹ thì chúng ta chuyển giao qua Trung Quốc trong việc sửa cầu Thăng Long. Năm 2018, chính các chuyên gia, giáo sư của Việt Nam đã sang Trung Quốc tham quan, học tập về công nghệ này ở mấy dự án cầu. Thế nhưng, ngay từ khi công bố thông tin dự án sửa cầu, Tổng cục ĐBVN đã không nêu rõ câu chuyện này mà cứ chắc nịch đây là công nghệ Mỹ, Châu Âu...tiên tiến nhất.
Tại sao không thể sòng phẳng thông tin đây là công nghệ Châu Âu được chuyển giao từ phía Trung Quốc? Mà cứ khẳng định công nghệ Châu Âu và người Việt nghiên cứu. Sự nhập nhằng thông tin đã khiến dư luận không an tâm bởi đã quá nhiều dự án có yếu tố Trung Quốc gây mất niềm tin về chất lượng, đội vốn như đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Mỗi công nghệ, cách sửa đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Trước khi quyết định, cần phải phân tích rõ, công khai cả mặt ưu và nhược điểm của công nghệ rồi mới đi đến quyết định lựa chọn. Còn nếu cứ vì mác "công nghệ ngoại" rồi chọn làm thì nguy cơ nhận thêm trái đắng rất cao.
Bài học “ném tiền xuống sông” của những lần sửa chữa trước vẫn còn đó./.