设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【giải mã kèo bóng đá】Bất cập trong quản lý vệ sinh thực phẩm 正文

【giải mã kèo bóng đá】Bất cập trong quản lý vệ sinh thực phẩm

来源:88Point 编辑:Nhận Định Bóng Đá 时间:2025-01-10 09:19:52

Báo Cà MauGia cầm sống vẫn được giết mổ tại chợ phường 7, TP Cà Mau.

Bộ NN&PTNT phát động đợt cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong lĩnh vực nông nghiệp vào tháng 10/2015. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tại tỉnh Cà Mau, tình hình còn khá im ắng. Ba Sở (Nông nghiệp, Công thương, Y tế) chưa có sự phối hợp thực hiện đồng bộ, theo kiểu mạnh ai nấy làm. Tình hình mua bán, giết mổ gia cầm tại các điểm chợ vẫn diễn ra khá sôi động. Thậm chí, gia cầm sống được đem vào tận nhà vệ sinh công cộng để giết mổ. Vấn đề ATVSTP đang có dấu hiệu đùn đẩy trong quản lý.

Nhức nhối “chợ… chạy”

Trên địa bàn TP Cà Mau có tổng số 24 điểm chợ. So với trước đây, hàng hoá ở các chợ có phần phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, ngoài các chợ đã ổn định mua bán, vẫn còn phần lớn các chợ chưa sắp xếp tốt, đặc biệt đối với các sản phẩm gia súc, gia cầm tại địa phương.

Nhà vệ sinh công cộng tại chợ phường 7, TP Cà Mau, nơi gia cầm sống được giết mổ.

Ông Phan Văn Khanh, Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP Cà Mau, bộc bạch: “Chúng tôi rất đau đầu cảnh mua bán, giết mổ tràn lan tại các chợ. Mặc dù công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hoá vẫn được đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố làm thường xuyên nhưng xem ra chưa thể giải quyết tận gốc vấn đề”.

Hằng tuần, đều đặn các ngày thứ Ba và thứ Năm đều có người của Đội Quản lý thị trường số 1 kết hợp quản lý trật tự chợ đi giải toả, sắp xếp mua bán tại các chợ. Những lúc “được” kiểm tra thì việc mua bán có phần “vệ sinh” hơn, nhưng sau khi đoàn kiểm tra khuất dạng thì đâu lại vào đấy. Mặc dù việc giết mổ gia cầm sống tại chợ đã bị cấm từ lâu nhưng nhìn chung hiện nay chợ nào cũng có. Đã vậy, việc sắp xếp chỗ mua bán gia cầm sống cũng chưa được các địa phương quan tâm.

Ông Khanh lý giải nguyên nhân khiến tình trạng trên không thể dứt điểm được: “Chợ ở địa phương nào thì địa phương đó có trách nhiệm dọn dẹp. Lực lượng chúng tôi ra quân vài ngày rồi cũng phải giao lại cho địa phương quản lý. Hằng ngày, tại các điểm chợ đều có ban quản lý chợ thu hoa chi nên việc mua bán, giết mổ không phải là không thấy. Tuy nhiên, do địa phương còn “nhân nhượng” trong xử lý vi phạm nên mới dẫn đến tình trạng trên”.

Ông Khanh giải thích thêm: "Do lực lượng làm nhiệm vụ ở địa phương (cụ thể là nhân viên quản lý chợ) còn quá mỏng (chỉ khoảng 1-2 người nhưng làm 2-3 nhiệm vụ: vừa quản lý chợ vừa phụ trách về môi trường, an ninh trật tự tại chợ). Trong khi đó, kinh phí cho lực lượng này chủ yếu là “lấy thu để chi”, cũng chính vì vậy mà nếu làm siết quá thì thu không được lấy gì mà “nuôi quân”?".

Chính vì sợ “há miệng mắc quai” mà đã qua tình trạng mua bán, giết mổ tràn lan vẫn còn tồn tại ở các điểm chợ trên địa bàn tỉnh Cà Mau, khiến công tác phòng, chống dịch bệnh càng trở nên phức tạp hơn.

Ông Trần Bé Ngoan, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thực tế kiểm tra tại các chợ trên địa bàn tỉnh cho thấy còn trên 30% cơ sở kinh doanh thịt gia súc, gia cầm không có dấu kiểm soát thú y. Đa số các chợ, việc sắp xếp, bố trí khu vực mua bán các ngành kinh doanh chưa hợp lý (hàng tươi sống xen lẫn hàng ăn uống, tạp hoá, công nghệ thực phẩm). Vấn đề vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, đặc biệt là khu vực bán thịt gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Những vấn đề này ảnh hưởng đến nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao”.

Mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên đi tuần tra nhưng khi họ vừa rời đi, người bán vẫn cứ bán, người mua vẫn cứ mua như không có gì xảy ra. Hơn 10 năm nay, bài toán về quản lý giết mổ tại các chợ vẫn trong tình trạng nan giải. Hưởng ứng đợt cao điểm hành động vì ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp lần này, Cà Mau vẫn chưa có chuyển biến gì tích cực.

“Con gà” và câu chuyện của 3 sở liên quan

Trong đợt ra quân này, Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương tập trung vào kiểm tra 2 loại chất cấm là vàng O và chất tạo nạc Salbutamol. Vừa qua, sau đợt ra quân đầu tiên, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) kiểm tra 15 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, phát hiện 7 doanh nghiệp vi phạm sử dụng chất cấm.

Còn tại Cà Mau, với lý do là chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún nên công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê từ Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản tỉnh Cà Mau, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 307 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp. 9 tháng đầu năm 2015, ngành đã kiểm tra điều kiện được 188 cơ sở. Qua đó có 41/54 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật xếp loại A; 9/69 cơ sở kinh doanh thuốc thú y xếp loại A; 17/65 cơ sở kinh doanh thuốc trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản xếp loại A. 

Ông Nguyễn Thành Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thú y, cho biết: “Công tác kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ được thực hiện trong tháng 11/2015. Hiện tại ngành đang đặt mua dụng cụ test nhanh để phục vụ công tác kiểm tra. Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là việc buông lỏng trong quản lý giết mổ tại các chợ đã làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh trong thời gian qua”.

Việc buông lỏng quản lý này theo ngành thú y thì do ngành công thương quản lý chưa tốt việc sắp xếp chỗ nơi mua bán gia cầm sống và sản phẩm gia cầm sạch.

Ông Huỳnh Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Công thương, thì trả lời rằng: “Sắp tới sẽ có công văn đề nghị phòng kinh tế hạ tầng các địa phương thắt chặt hơn nữa công tác quản lý, sắp xếp mua bán tại các chợ, đặc biệt vào cao điểm chuẩn bị Tết Bính Thân 2016.”

Gặp trực tiếp người lãnh đạo việc sắp xếp mua bán chợ, ông Phạm Văn Khanh, Phó Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng TP Cà Mau, cho rằng: “Vấn đề này cần phải có thời gian. Chúng tôi đang xin chủ trương để xây dựng một số chợ đầu mối (chợ phường 4, chợ Trần Văn Ơn, phường 8). Hoàn thiện việc xây dựng này sẽ sắp xếp chỗ nơi mua bán ổn định cho bà con. Song song việc xây dựng mới, phòng sẽ thường xuyên phối hợp với các xã, phường ra quân sắp xếp mua bán vào các đợt cao điểm trong năm”.

Và cũng thành thông lệ, hằng năm, vào dịp Tết, Chi cục ATVSTP lại ra quân kiểm tra lĩnh vực mình phụ trách. Với sản phẩm gia cầm, ngành chỉ kiểm tra thông qua hình thức gia cầm đem đi chế biến có qua kiểm dịch hay chưa. Ông Trần Bé Ngoan cho biết: “Ngành chỉ kiểm tra gia súc, gia cầm lúc lên bàn ăn. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu thực phẩm rau, thịt các loại tại địa phương rất ít, chủ yếu chăn nuôi, trồng trọt quy mô gia đình, chưa quy hoạch được vùng trồng trọt, chăn nuôi tập trung nên công tác quản lý của ngành cũng gặp khó”.

Và hiện tại, mặc dù đã vào đợt cao điểm ATVSTP nhưng 3 sở cũng chưa có kế hoạch “ngồi lại với nhau” để bàn bạc, thống nhất phương cách quản lý, kiểm soát trên lĩnh vực gia súc, gia cầm.

Trong cuộc họp ra quân đợt cao điểm ATVSTP trong lĩnh vực nông nghiệp vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh: “Mục tiêu phát động cao điểm không chỉ nhằm chấn chỉnh ATVSTP cho dịp Tết, mà còn tạo đà cho năm tới và những năm sau. Kết quả đạt được của đợt cao điểm này phải tạo được sự chuyển biến cụ thể tới từng địa phương, cơ sở, không để dừng lại ở chỗ Trung ương làm quyết liệt, nhưng địa phương lại thờ ơ. Nhất là vấn đề chất cấm trong chăn nuôi, sẽ quyết liệt chấn chỉnh, dứt điểm bằng được trong 4 tháng tới”./.

Bài và ảnh: Tâm Như

热门文章

0.561s , 7251.0078125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【giải mã kèo bóng đá】Bất cập trong quản lý vệ sinh thực phẩm,88Point  

sitemap

Top