【tiso trực tuyến】Ngành nghề kế toán kiểm toán cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và thực chất hơn
时间:2025-01-10 10:20:13 出处:Cúp C2阅读(143)
Đây là phát biểu chỉ đạo của GS.TS. Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị,ànhnghềkếtoánkiểmtoáncầntiếptụcđổimớimạnhmẽvàthựcchấthơtiso trực tuyến Phó Thủ tướng tại hội thảo "Kế toán Việt Nam - Tương lai và triển vọng", do Hội Kế toán kiểm toán Việt Nam (VAA) chủ trì, với sự đồng thuận của Bộ Tài chính, được tổ chức sáng 25/5. Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai.
Thành tựu và thách thức đòi hỏi phải đổi mới
Đánh giá về ngành nghề kế toán kiểm toán, Phó Thủ tướng cho rằng, cùng với sự phát triển chung của đất nước, sau 25 năm đổi mới và cải cách, kế toán Việt Nam có nhiều thay đổi sâu sắc và có những bước phát triển quan trọng, đáp ứng ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, đóng góp có hiệu quả vào thành công chung của nền kinh tế Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ ra những thách thức đòi hỏi ngành nghề kế toán, kiểm toán Việt Nam cần nỗ lực vượt qua. Ảnh: Phan Hà |
Kế toán và kiểm toán đã góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đo lường, tính toán hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế ngày càng sát thực hơn, góp phần minh bạch và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, nhất là trong các quan hệ kinh tế, tài chính.
Kiểm toán Việt Nam, kiểm toán độc lập đã được hình thành, phát triển khá nhanh cả về quy mô và chất lượng, tổ chức tốt hệ thống thông tin kinh tế, tài chính phục vụ có hiệu quả cơ chế quản lý kinh tế mới của Việt Nam; góp phần nâng cao chất lượng quản trị quốc gia, quản trị doanh nghiệp…; từng bước khẳng định vị thế trong nền tài chính quốc gia, cũng như trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế đòi hỏi ngành nghề kế toán kiểm toán cần vượt qua. Đó là so với yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển, kế toán và kiểm toán Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế về chất lượng và dịch vụ thông tin, sự tiếp cận với chuẩn mực và thông lệ kế toán, kiểm toán trên thế giới; về chất lượng của đội ngũ những người làm nghề kế toán, kiểm toán; về phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán ở Việt Nam…
Phó Thủ tướng cho rằng, trong giai đoạn tới, trước mắt là giai đoạn năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, nền kinh tế Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội, thách thức mới đan xen trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Đây cũng là giai đoạn có nhiều thay đổi, nhiều yêu cầu mới đối với kế toán và kiểm toán Việt Nam.
Bộ Tài chính đồng hành thúc đẩy ngành nghề kế toán kiểm toán
Đề cập đến phương hướng thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ngành nghề kế toán kiểm toán Việt Nam cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và thực chất hơn nữa để đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; yêu cầu công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
VAA cần chuẩn bị, tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và khu vực, đặc biệt là AFA để xác định nhiệm vụ, tìm ra cách làm tốt nhất cho Việt Nam, phát triển kế toán và kiểm toán Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu mới của nền kinh tế.
Bám sát chiến lược kế toán và kiểm toán Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được chính phủ phê duyệt, tại Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013. Cần có sự tổng kết, đánh giá những việc đã làm và kết quả thuộc nội dung chiến lược đến năm 2020, đồng thời chuẩn bị kế hoạch chi tiết để thực hiện 6 nhiệm vụ, triển khai 9 giải pháp, thực hiện tầm nhìn chiến lược kế toán, kiểm toán Việt Nam đến năm 2030.
Đồng thời, ngành nghề kế toán kiểm toán cần quan tâm xây dựng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán phục vụ tốt nhất cho mô hình kinh tế mới, đáp ứng yêu cầu hội nhập và sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, cách mạng công nghệ số…
Đề cao vai trò, trách nhiệm giáo dục và kiểm soát đạo đức nghề nghiệp của tổ chức nghề nghiệp. Đây là yếu tố cốt lõi đảm bảo sự tin cậy của thông tin kế toán, là yếu tố quyết định đảm bảo giá trị nghề nghiệp của kế toán, kiểm toán.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước và thúc đẩy nghề nghiệp kế toán kiểm toán Việt Nam của Bộ Tài chính và đề nghị Bộ Tài chính tiếp tục quan tâm phát triển lĩnh vực này.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phan Hà |
Thay mặt lãnh đạo Bộ Tài chính, Thứ trưởng Vũ Thị Mai phát biểu, Bộ Tài chính quan tâm đến các ý kiến từ phía các nhà khoa học, các chuyên gia để trao đổi, thảo luận tìm ra các giải pháp trước mắt và lâu dài, nhằm hướng đến tương lai phát triển của hệ thống kế toán với mục tiêu cốt lõi.
Đó là, hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật nhằm tăng cường vai trò của các tổ chức, cá nhân trong việc nâng cao chất lượng hoạt động kế toán, kiểm toán để cung cấp kịp thời các thông tin về kinh tế, tài chính, ngân sách tin cậy phục vụ cho việc điều hành và ra quyết định kinh tế của Nhà nước cũng như của mỗi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Đổi mới hệ thống chuẩn mực, phương pháp nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính so sánh được của thông tin kinh tế, tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức trong nền kinh tế, phục vụ việc thu hút vốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Triển khai hiệu quả việc áp dụng chuẩn mực quốc tế trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính cả khu vực tư và khu vực công.
Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động kế toán, kiểm toán phục vụ việc tổ chức thực hiện; quản lý, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán.
Phát triển mạnh thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán cả về quy mô, số lượng các doanh nghiệp kế toán, kiểm toán cũng như đội ngũ chuyên gia kế toán, kiểm toán chất lượng cao. Tăng cường năng lực hoạt động và phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán. Trong đó có việc nâng cao lợi ích, chuyên môn nghiệp vụ của hội viên; thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ hành nghề kế toán, kiểm toán.
“Bộ Tài chính với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế toán, sẽ luôn đồng hành cùng với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, các chuyên gia kế toán, kiểm toán thực hiện các giải pháp đã đề ra để đạt các mục tiêu trong tương lai của kế toán, kiểm toán Việt Nam...” - Thứ trưởng Vũ Thị Mai nói./.
Ngọc Linh
猜你喜欢
- Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Đụng độ nổ ra giữa người biểu tình và cảnh sát tại Bỉ, Anh
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên Chính phủ dự các phiên thảo luận tại Quốc hội
- Các hãng điện thoại đua nhau giảm giá để vực dậy thị trường smartphone ảm đạm
- Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- [Infographic] Những nội dung chính của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối hoạt động Hội
- Đường bay Quảng Ninh
- Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác