【tỷ số trận lyon】Sự "chậm chân" nhìn từ quả nhãn tím

时间:2025-01-11 23:52:44 来源:88Point

Công văn này nêu rõ,ựampquotchậmchânampquotnhìntừquảnhãntítỷ số trận lyon bài báo phản ánh việc gần đây một nhóm người Thái Lan về miền Tây tìm mua giống nhãn tím, gây ra lo ngại Thái Lan mua giống rồi phát triển thành sản phẩm nông nghiệp đại trà. Thực tế này đặt ra câu hỏi về việc đăng ký bảo hộ, phát triển và bảo vệ các giống đặc sản. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN&PTNT nghiên cứu và xử lý thông tin trên trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Trên thực tế, không phải đến nay mới xuất hiện giống nhãn tím. Theo lời ông Trần Văn Huy (ngụ xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, Sóc Trăng), cách đây khoảng 17 năm, trong quá trình chăm sóc vườn nhãn long (nhãn trắng), ông Huy bất ngờ phát hiện một nhánh nhãn màu tím. Ông Huy cắt nhánh nhãn mang đi trồng và kết quả, cây sinh trưởng, cho trái nhãn màu tím đẹp mắt. Đến nay, giống nhãn tím này đã được nhân rộng và bày bán khá nhiều ở các tỉnh ĐBSCL với giá rất cao, từ 150.000 – 200.000 đồng/kg.

Đại diện phía Nam của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) thông tin: Hiện, tỉnh Sóc Trăng đã có kế hoạch và đề xuất chứng nhận giống nhãn mới cũng như đưa ra các giải pháp bảo bộ nguồn gen quý. Điều đáng nói là, Cục Trồng trọt đã làm việc với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sóc Trăng về vấn đề chứng nhận, bảo hộ giống nhãn tím quý hiếm nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồ sơ. Để bảo tồn các loại giống quý hiếm, Bộ NN&PTNT đã có văn bản yêu cầu các loại giống đặc sản trong diện bảo tồn, có nguy cơ biến mất hoặc bộ gen quý cấm tuyệt đối không được XK.

Việt Nam vốn có nhiều loại giống đặc sản, gen quý hiếm, nếu bảo tồn, phát triển tốt sẽ tạo dựng tốt thương hiệu cho sản phẩm, tạo ra sự độc đáo, tính cạnh tranh lớn trên thị trường nội địa lẫn XK. Nhìn từ câu chuyện của quả nhãn tím, có thể thấy, việc chứng nhận giống nhãn mới cũng như đưa ra các giải pháp bảo bộ nguồn gen quý dù đã được cơ quan quản lý các cấp đề cập đến, song 17 năm rõ ràng là khoảng thời gian quá dài, quá chậm chạp. Đáng trách hơn, phải đợi tới tận khi người Thái nghe danh, tìm đến tận nơi đề cập mua giống, câu chuyện mới thực sự được đào xới, đặt ra sự cảnh tỉnh rõ ràng.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt của hội nhập kinh tế quốc tế, tình trạng lơ là, "chậm chân" như trên rõ ràng là nguồn cơn khiến cho nông sản Việt nói riêng, hàng Việt nói chung dễ lỡ nhịp, để các nước bạn vượt mặt nước mình. Từ câu chuyện của quả nhãn tím, phải khẳng định rằng, cách nhìn nhận, đánh giá cũng như hành động thực tiễn trong nhiều vấn đề của cơ quan quản lý nhà nước ở cả cấp địa phương lẫn Trung ương cần phải thực sự đổi thay mạnh mẽ hơn, bắt kịp thời cuộc chứ không chỉ là chạy theo thời cuộc.

推荐内容