【nhận định u19】Hoa Kỳ chính thức điều tra chống bán phá giá mật ong Việt Nam

作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 16:15:29 评论数:
Mật ong khó chồng khó trước nguy cơ Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá
Lần đầu tiên mật ong Việt có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại
Hoa Kỳ chính thức điều tra chống bán phá giá mật ong Việt Nam
Nếu bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá cao, xuất khẩu mật ong Việt Nam sẽ đối mặt với khó khăn chất chồng. Nguồn: Internet

Nguyên đơn trong vụ việc này là Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Hoa Kỳ và Hiệp hội mật ong Sioux. Hàng hóa bị điều tra là mật ong thô được phân loại theo mã của Hoa Kỳ là: 0409.00.0005, 0409.00.0035, 0409.00.0045, 0409.00.0056 và 0409.00.0065. Các doanh nghiệp cần kiểm tra đối chiếu với mã HS và mô tả sản phẩm của Hoa Kỳ khi xuất khẩu.

Thời kỳ thu thập số liệu bán phá giá (POI): Từ ngày 1/10/2020 đến ngày 31/3/2021. Biên độ bán phá giá do DOC ước tính với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong khoảng 47,56% - 138,23%.

Hiện nay, DOC đã ban hành Bản câu hỏi về lượng và giá trị (Q&V) xuất khẩu để xem xét lựa chọn bị đơn bắt buộc. Thời hạn nộp Bản câu hỏi Q&V đến 17 giờ ngày 27/5/2021 (theo giờ Hoa Kỳ). DOC sẽ đưa ra thông báo lựa chọn bị đơn bắt buộc vào ngày 31/5/2021. Trên cơ sở lựa chọn bị đơn bắt buộc, DOC sẽ ban hành bản câu hỏi đầy đủ cho các doanh nghiệp và thời hạn trả lời là 30 ngày.

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, Bộ Công Thương khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan: Hợp tác với DOC trả lời Bản câu hỏi Q&V.

Các doanh nghiệp đã trả lời bản câu hỏi Q&V này nhưng không được lựa chọn làm bị đơn bắt buộc có thể nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ (separate rate). Trong các vụ việc trước đây DOC điều tra, nếu doanh nghiệp không trả lời bản câu hỏi Q&V thì không được DOC xem xét hưởng thuế suất riêng rẽ.

“Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất”, Cục Phòng vệ thương mại lưu ý.

Xung quanh câu chuyện Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm mật ong Việt Nam, ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam đánh giá, thông thường, nếu Hoa Kỳ đã khởi xướng cuộc điều tra thì sản phẩm khó thoát khỏi việc bị áp thuế chống bán phá giá. Vấn đề còn lại là mức thuế sẽ bao nhiêu.

Nhắc lại vụ việc năm 2001, Hoa Kỳ từng áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong của Trung Quốc với mức thuế là 245%, ông Tâm nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp Trung Quốc đã phải bỏ luôn thị trường Hoa Kỳ dù thời điểm đó Trung Quốc là nước hàng đầu về xuất khẩu mật ong vào Hoa Kỳ”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay mật ong Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau, tuy nhiên điểm đáng chú ý là tới hơn 95% mật ong Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Những năm gần đây, nhiều thị trường nhập khẩu đã gia tăng các hàng rào kỹ thuật để cản trở mật ong Việt Nam xuất khẩu vào nên việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá và khả năng sẽ áp thuế khiến việc xuất khẩu mật ong của Việt Nam ngày càng chất chồng khó khăn.

“Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu đàn ong. Nuôi ong là sinh kế của 35.000 người nuôi ong, phần lớn là nông dân sống ở nông thôn, miền núi, vùng kinh tế khó khăn… Ngành nuôi ong rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành để vụ điều tra có kết quả tích cực", ông Đinh Quyết Tâm nhấn mạnh.

Đại diện Hội Xuất khẩu mật ong Việt Nam thông tin thêm, cả nước hiện có khoảng 32 doanh nghiệp xuất khẩu mật ong vào Hoa Kỳ, với kim ngạch hàng năm khoảng 70-100 triệu USD. Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ rất ủng hộ sản phẩm mật ong Việt Nam. Hiệp hội các doanh nghiệp này đang đứng về phía Việt Nam, tuy nhiên, vẫn phải đợi kết quả cuối cùng từ phía cơ quan chức năng Hoa Kỳ.

Đây là lần đầu tiên sản phẩm mật ong của Việt Nam bị điều tra biện pháp phòng vệ thương mại và có thể là vụ việc điều tra phòng vệ thương mại thứ ba trên thế giới sau vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với mật ong Trung Quốc và vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mật ong Argentina năm 2001.

最近更新