Cụ Trần Hữu Thành (1558 - 1635) người xã Đào Lãng,ĐiềuítbiếtvềHoàngGiápTrầnHữuThànhận định trận union berlin huyện Đại An, nay thuộc xã Yên Đồng huyện Ý Yên, Nam Định là một trong những người xuất hiện trong cuốn sách "Các nhà khoa bảng Việt Nam 1075 - 1919" do nhà nghiên cứu Hán Nôm - GS TS Ngô Đức Thọ chủ biên. Cụ đỗ Hoàng Giáp (một danh hiệu của học vị Tiến sĩ Nho học trong hệ thống khoa bảng thời phong kiến) năm 29 tuổi.
Trong sách Nghĩa Hưng chí của tri phủ Nguyễn Duy Tường, ngày 10 tháng Giêng năm 1558, thân mẫu cụ Trần Hữu Thành đi ngang qua cửa đền thờ thần Tản Viên thì chuyển dạ, sinh con. Người hàng xóm tên Vũ Thị Thiện đi chợ qua, thấy vậy bèn đưa 2 mẹ con về. Khi về đến nhà thì Vũ Thị Thiện cũng lâm bồn, sinh được một người con trai. Thầy dạy chữ nho trong làng đến chơi đã đặt tên cho hai trẻ là Thành và Đạt. Hai người lớn lên coi nhau như ruột thịt, được thầy ráng sức dạy cho thành tài. Theo khảo cứu của ông Trần Khánh Dư, nguyên Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo (hậu duệ đời thứ 10 của cụ Trần Hữu Thành), khi người cha mất sớm, Trần Hữu Thành và các em được mẹ tần tảo nuôi cho ăn học. Năm Bính Tuất (1586) đời vua Mạc Mậu Hợp, niên hiệu Đoan Thái, Trần Hữu Thành đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng Giáp). Cụ làm quan đến chức Đề hình Giám sát ngự sử.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Khoái - Giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, người giữ chức Đề hình Giám sát ngự sử là người giám sát bộ Hình, ngục quan về việc thực thi pháp luật, xét xử. Người được bổ nhiệm chức quan này phải là người giỏi và thanh liêm. Quan đề hình Giám sát ngự sử cũng là người được trực tiếp vào chầu vua và dâng tấu đóng góp vào việc giữ gìn kỷ cương phép nước, bảo vệ dân lành. Sau triều Mạc suy vong, Trần Hữu Thành khi ấy đang là Đông đạo tướng quân, bèn về quê nhà Đào Lãng ở ẩn và bước đầu khuyên dân di cư về cuối nguồn sông Đáy. Ở quê một thời gian, cụ Trần Hữu Thành di chuyển về thôn Đùng (Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam ngày nay) sinh sống. Cư trú ở thôn Đùng không bao lâu, cụ tiếp tục chuyển sang thôn Ngòi thuộc xã An Phú (nay là thôn Văn Mỹ, xã Yên Trung, Ý Yên, Nam Định). Cụ còn lập nên 9 xã ở vùng Hải Lãng trang (huyện Nghĩa Hưng ngày nay). Tại nơi này, Hoàng Giáp Trần Hữu Thành được dân tôn là: “Đông Phương điền chủ Trần tướng công thần vị”. Năm Quý Dậu (1633) cụ về thăm quê ở Đào Lãng và bị ốm. Ngày 25 năm Ất Hợi (1635), khi vừa qua giờ Ngọ, cụ qua đời, hưởng thọ 78 tuổi. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến (1853 - 1909) quê xã Trung Lương (Bình Lục, Hà Nam) là hậu duệ bên ngoại của Hoàng Giáp Trần Hữu Thành.
Ngày 12/7 vừa qua, Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo cùng Hội đồng gia tộc Hoàng Giáp Trần Hữu Thành đã tổ chức buổi hội thảo khoa học về Hoàng Giáp Trần Hữu Thành ở UBND xã Yên Trung (Ý Yên, Nam Định). Hội thảo nhằm thu thập các thông tin, tư liệu qua các bài viết, ý kiến trao đổi của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý nhằm bổ sung vào bản dự thảo của tập tài liệu do PGS - TS Phạm Văn Khoái, Chủ nhiệm bộ môn Hán - Nôm, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn biên soạn để biên tập lại thành cuốn sách: “Hoàng Giáp Trần Hữu Thành”.
Chuyện về lễ cưới của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu"Lần đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn có một người phụ nữ xuất hiện giữa triều đình" - vua Bảo Đại mô tả về lễ cưới của ông và hoàng hậu Nam Phương. |