Đang trông chừng đứa cháu ngoại học bài,ếusaiphảisửvđqg hàn quốc bà Tám thấy ông Tư bước sang liền hỏi: - Ủa, mới sáng sớm đi đâu vậy ông Tư? Ông Tư đáp lời: - Qua bên bà chơi chớ đâu. Ngồi bàn luận ít chuyện thời sự. Ây da, bà thiệt là hay, biết dạy cháu học lớp 1 luôn hả. Tui thì thua rồi, không dạy được, thứ nhất là không đánh vần, ghép chữ được như cách dạy bây giờ, thứ hai là có những từ đồng nghĩa trong xứ mình ít sử dụng, cháu nó hỏi tui không biết giải thích. Tui đó giờ đọc ca dao, tục ngữ nhiều, chứ ít đọc truyện ngụ ngôn, ngụ ý, nên khó mà dạy theo sách được. Bà Tám cười: - Tui cũng như ông thôi. Coi nó học thôi chứ có biết gì mà dạy, chương trình bây giờ khác xưa lắm, mình dạy không chuẩn, sai phương pháp của cô, cháu mình hiểu lệch đâu có được. Đúng như ông nói, hôm bữa tui có nghe phong phanh bài phỏng vấn gì đó nói ít sử dụng ca dao, tục ngữ trong sách vì lý do khách quan, các con, các cháu chưa hiểu được hết. Tui nghĩ như vậy không hẳn đúng, tâm hồn và văn hóa Việt Nam một phần là từ ca dao, tục ngữ mà thành phải không ông? Như bắt đúng mạch, ông Tư nói thêm: - Truyện dân gian, truyện cổ tích nước ta nhiều, tất nhiên dân gian sẽ có những cái không phù hợp đưa vào trường học dạy các cháu nhưng tui thấy biến đổi lại cũng được, thay đổi ý tứ chút cho phù hợp. Con cháu mình nghe chuyện nước mình sẽ gần gũi, dễ cảm hơn. Bà Tám thở dài: - Tui nghe đứa cháu học bài có mấy từ khó hiểu, ít dùng như từ “nhá”, “nom”, “quà… quà”, “chén”. Rồi đọc báo thấy người ta phê bình là chương trình lớp 1 có những câu chuyện dạy con cái lừa lọc, dối trá gì đó,… nhưng tôi nghĩ những ý kiến đó hơi nặng nề. Ngoài bộ sách “Cánh diều” được chọn rồi, tui thấy trước đó có rất nhiều bộ sách khác đã được công bố công khai và cho giáo viên, các trường chọn sách rồi, chứ đâu phải không. Giờ đây, ai cũng chăm chăm vào những sai sót đó nói nặng nhẹ vậy thì không phù hợp lắm… Ông Tư thể hiện sự không đồng tình: - Bà nói vậy tui nghe cũng không phải. Đã sai phải chỉ ra hết, chỉ ra rõ, cụ thể vậy mới được chứ. Lớp 1 mà hỏng thì thôi rồi, tụi nhỏ như tờ giấy trắng chỉ được vẽ đẹp không được vẽ bậy đâu bà ơi… Bà Tám nhẹ nhàng: - Con cháu mình có mấy đứa học lớp 1 không lẽ tui không hiểu điều đó ông. Năm nay, cả nước mình thay hẳn bộ sách mới, một bộ sách có nhiều sách. Tui nghĩ khi các trường đa số chọn sách này cũng có những ưu điểm hơn những bộ sách còn lại. Đến khi dạy thực tế chắc chắn sẽ lộ khuyết điểm, hạn chế. Bởi vậy, tui chỉ mong muốn là nếu có sai thì cho người ta sửa chữa, có hạn chế cho người ta khắc phục, điều chỉnh sao cho thật phù hợp, mới áp dụng khó mà suôn sẻ hết được. Tui hiểu là áp dụng đại trà coi như các cháu lớp 1 năm học này sẽ có thiệt thòi nhưng bây giờ nên cho những nhà làm sách cân chỉnh lại, sau đó dạy bổ sung cho con em, chắc cũng là giải pháp tạm ổn? Ông Tư giờ mới cười nhẹ: - Là nông dân mà nói nghe lọt tai ghê. Nãy chọc bà chơi, chứ tui cũng như ý bà, có những cái cố tình làm sai nghiêm trọng sẽ không thể đòi cơ hội, còn như bộ sách này hãy để cho cơ hội sửa chữa, điều đó cũng là vì các thế hệ mai sau... BÀ TÁM, ÔNG TƯ |