您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【a-league úc nữ】Vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị xử phạt về từng hành vi

88Point2025-01-24 22:29:09【Ngoại Hạng Anh】6人已围观

简介Cơ bản các Đại biểu Quốc hội tán thành thông qua luật. Ảnh: T.TQuy định “cứng” vi phạm nhiều lần thì a-league úc nữ

thông qua luật

Cơ bản các Đại biểu Quốc hội tán thành thông qua luật. Ảnh: T.T

Quy định “cứng” vi phạm nhiều lần thì bị xử phạt là không phù hợp

Trước khi Quốc hội bấm nút thông qua,ạmhànhchínhnhiềulầnsẽbịxửphạtvềtừnghàa-league úc nữ Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật.

Theo ông Hoàng Thanh Tùng, qua thảo luận, có ý kiến đề nghị phân định rõ hơn việc xử phạt về từng lần vi phạm trong trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần, với việc áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần. Có ý kiến đề nghị quy định theo hướng vi phạm hành chính nhiều lần bị áp dụng tình tiết tăng nặng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, hành vi vi phạm hành chính rất đa dạng, do đó việc quy định “cứng” vi phạm hành chính nhiều lần trong mọi trường hợp đều bị xử phạt về từng lần vi phạm hoặc chỉ bị xử phạt 1 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm hành chính nhiều lần” là không phù hợp.

Vì lẽ đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành vừa quy định hành vi vi phạm hành chính nhiều lần, thì bị xử phạt về từng hành vi, vừa quy định “vi phạm hành chính nhiều lần” là tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định này gặp vướng mắc do các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực không quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính nhiều lần nào thì bị xử phạt về từng lần. Trường hợp nào thì bị xử phạt 1 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng.

“Để khắc phục bất cập nêu trên, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Điểm d Khoản 1 Điều 3 được chỉnh lý theo hướng: Một người thực hiện vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi, trừ trường hợp được Chính phủ quy định áp dụng tình tiết tăng nặng” - ông Hoàng Thanh Tùng nói.

Bổ sung quy định về giảm, miễn tiền phạt cho tổ chức

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có ý kiến đề nghị rà soát chức danh có thẩm quyền xử phạt của cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế và hải quan để thống nhất với Luật Thi hành án dân sự và Luật Quản lý thuế.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, để bảo đảm sự thống nhất giữa dự thảo luật này và Luật Thi hành án dân sự, Luật Quản lý thuế, phù hợp với thực tiễn thi hành, dự thảo luật đã bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự vào khoản 1 Điều 163 của Luật Thi hành án dân sự (Điều 2 của dự thảo luật).

Ngoài ra, quy định thẩm quyền xử phạt của thủ trưởng cơ quan hải quan và cơ quan thuế (từ chi cục trưởng trở lên) đối với 3 hành vi cụ thể trong lĩnh vực thuế đã được Luật Quản lý thuế quy định được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế như thể hiện tại khoản 15 và khoản 18 Điều 1 - sửa đổi, bổ sung Điều 42 và Điều 44 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Về giảm, miễn tiền phạt, thảo luận trước đó, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định miễn, giảm tiền phạt cho tổ chức, UBTVQH nhận thấy, dự thảo luật do Chính phủ trình quy định giảm, miễn tiền phạt cho cá nhân mà không quy định miễn, giảm tiền phạt cho tổ chức là chưa hợp lý, chưa bảo đảm tính công bằng.

Hơn nữa, trong lĩnh vực thuế, Luật Quản lý thuế đã quy định việc miễn tiền phạt vi phạm hành chính cho cả tổ chức. Do đó, để khắc phục bất cập này, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, dự thảo luật đã bổ sung quy định về giảm, miễn tiền phạt cho tổ chức như thể hiện tại khoản 38 Điều 1 - sửa đổi, bổ sung Điều 77 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022./.

Trường hợp nào được giảm, miễn tiền phạt

1. Việc giảm một phần tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức đã được hoãn thi hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 76 của luật này được quy định như sau:

a) Cá nhân tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;

b) Tổ chức tiếp tục gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và có xác nhận của UBND cấp xã, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.

2. Cá nhân được miễn phần tiền phạt còn lại ghi trong quyết định xử phạt do không có khả năng thi hành quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã được giảm một phần tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc;

b) Đã nộp tiền phạt lần thứ nhất hoặc lần thứ hai trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này nhưng gặp khó khăn đặc biệt hoặc đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn và có xác nhận của UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc; trường hợp gặp khó khăn đột xuất về kinh tế do mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn phải có thêm xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện trở lên”.

(Trích Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính)

Minh Anh

很赞哦!(14226)